“Công cụ quản lý lỗi thời và không còn phù hợp trong khi thực tế cuộc sống, hạ tầng đường bộ có nhiều thay đổi. Chưa kể, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP được xây dựng trên luật Giao thông đường bộ cách đây 10 năm, bản thân luật này cũng đã cũ rồi, phải thay từ luật”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu.

Bất hợp lý trong dự thảo về vận tải ô tô khiến chuyên gia giật mình

Trí Lâm | 24/01/2018, 11:55

“Công cụ quản lý lỗi thời và không còn phù hợp trong khi thực tế cuộc sống, hạ tầng đường bộ có nhiều thay đổi. Chưa kể, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP được xây dựng trên luật Giao thông đường bộ cách đây 10 năm, bản thân luật này cũng đã cũ rồi, phải thay từ luật”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu.

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Việc thảo luận về dự thảo này đã được đưa ratại hội thảo “Điều kiện kinh doanh vận tải ô tô: Vấn đề và kiến nghị”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA)tổ chức hôm qua 23.1.

Quy định hành chính vô lý

Có mặt tại buổi thảo luận, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết bà “giật mình” vì tư duy làm pháp lý tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP không thay đổi so với trước đây.

Theo bà Lan, vẫn còn những quy định hành chính vô lýđược duy trì như lái xe hợp đồng phải mang theo danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh; trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô các thông tin của chuyến đi...

“Tại sao lái xe phải có danh sách hành khách được đơn vị kinh doanh xác nhận? Nếu tôi thuê xe cho gia đình đi chơi thì phải gửi danh sách cho lái xe trước à?”, bà Lan nêu.

Bên cạnh đó, bàlo ngại việc quy định trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin của chuyến đi. Bởi "Sở GTVT Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày có hàng nghìn chuyến xe thì nhận những thông báo thế này có đọc được không?”.

Còn ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho rằng, Điều 9 Dự thảo quy định Giấy vận tải quy định đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe phải cấp và sử dụng Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa là quy định không cần thiết, vì tất cả hàng hóa lưu thông trên đường đều phải có một hoặc nhiều loại giấy tờ khác nhau để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển.

Theo đó, đây là trách nhiệm giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Mặt khác, thực tiễn hoạt động vận tải hàng hóa thường xảy ra là xe và lái xe không về trụ sở doanh nghiệp, thậm chí không về nơi đỗ xe tập trung của doanh nghiệp trong thời gian xe đang khai thác. Quy định này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và không có ý nghĩa thực tiễn.

Lờ đi người tiêu dùng?

Theo bà Phạm Chi Lan, các quy định mới hoặc sửa đổi như cho phép áp dụng hợp đồng điện tử, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng… đã xuất hiện các quy định bất cập theo cách cấm đoán hoặc hạn chế quyền kinh doanh của một số loại hình doanh nghiệp. Chẳng hạn như hoạt động cung cấp ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử như Uber, Grab hoặc các hộ kinh doanh vận tải bị thắt chặt trong khi bảo hộ một số loại hình khác như doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải.

Mặt khác, cấm đoán hạn chế sử dụng các công cụ điện tử cũng đi ngược chủ trương của Nhà nước trong việc khuyến khích ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ.

"Ngay bản thân từ "cho phép" áp dụngđồng điện tử đã không phù hợp. Đây là quyền của người kinh doanh được phép ứng dụng công nghệ trong kinh doanh chứ không phải chờ Nhà nước cho phép. Chúng ta đang rất cần ứng dụng công nghệ trong kinh doanh nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ", bà Phạm Chi Lan bày tỏ quan điểm.

“Chính sách mới chủ yếu đứng từ góc độ quản lý nhà nước và từ doanh nghiệp và lờ đi người tiêu dùng, tức là chỉ mới chỉ nhìn từ phía cung, phía quản lý chứ không nhìn từ phía cầu để hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dự thảo cũng chưa quan tâm tới việc mở rộng hàng hóa dịch vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin, thay đổi mô hình, cạnh tranh công nghệ... đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ”, bà nói.

Còn ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng dự thảo nghị định chưa thể hiện được tinh thần kiến tạo của Chính phủ.

“Dự thảo nói nhiều về cơ quan quản lý, có nhiều điều kiện kinh doanh không thể thực hiện, thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Dự thảo chỉ quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước chứ không quan tâm đến người tiêu dùng, xem họ quan tâm và bị tác động như thế nào”, ông Thanh nhận định.

Chưa "cởi trói" cho doanh nghiệp

Phó viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu nêu quan điểm Dự thảo nghị định mới chưa cởi trói cho doanh nghiệp vận tải, không giải quyết được vấn đề hiện nay.

Do đó, ông Hiếu cho rằng Dự thảo nghị địnhcần cách tiếp cận theo một tư duy mới, không thể đánh đồng việc nhiều xe gây tắc đường nên hạn chế số lượng xe. Kinh doanh phải cạnh tranh sòng phẳng với nhau, phải lấy cái mới làm cơ sở để bãi bỏ cái áo cũ chật hẹp và xoá bỏ những kìm hãm trong phương thức kinh doanh cũ, do áp đặt quy định pháp luật.

“Chúng ta không sửa đổi mà phải bỏ các quy định can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế. Chúng ta đang lấy cái cũ làm cơ sở trong khi thực tế đã xuất hiện cái mới", ông Phan Đức Hiếu đề xuất và nhấn mạnh“cần phải có quy định khuyến khích ngành kinh tế vận tải phát triển bởi tiềm năng ngành này rất lớn. Phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Không được hạn chế sự sáng tạo và cạnh tranh”.

Tiếp tục "kể tội" Uber, Grab

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho biếtcác quốc gia trên thế giới đều coi loại hình kinh doanh như Uber, Grab là kinh doanh taxi. Dẫn ý kiến của ông Trần Hoài Nam - Phó Vụ trưởng Vụ hành chính (Văn phòng Quốc hội), ông Hùng cho rằng, bản chất của vấn đề là các công ty như Uber, Grab muốn kinh doanh xe taxi, nhưng không muốn đáp ứng các điều kiện mà pháp luật yêu cầu trong lĩnh vực kinh doanh taxi.

Bộ Công Thương coi loại hình này là vận tải như taxi, đề nghị phải quản lý như taxi. Trong khi đó, Bộ GTVT đang coi Uber và Grab là các công ty cung cấp dịch vụ phần mềm. Vì vậy, trong suốt thời gian qua, Grab đã kê khai doanh thu là "phí sử dụng phần mềm kết nối", không phải chịu thuế VAT, gây thất thoát lớn cho ngân sách, ông Hùng nêu thực tế.

Chính vì việc chưa định danh được loại hình vận tải đã tạo ra những bất bình đẳng và gây ra rất nhiều những hệ lụy cho thị trường vận tải. GrabTaxi đã quá coi thường pháp luậtViệt Nam và coi thường chỉ đạo của Bộ, điều này gây nên sự bất bình đẳng đồng thời tạo nên tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác.

Về Dự thảo nghị định mới quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ông Hùng kiến nghị quy định đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối hợp đồng vận tải điện tử phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh vận tải như người điều hành, trung tâm điều hành, đăng ký chất lượng dịch vụ, kê khai giá cước; phải sử dụng tên miền internet của Việt Nam, phải đặt máy chủ tại Việt Nam cho toàn bộ các kết nối có phát giao dịch tại lãnh thổ Việt Nam…

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất hợp lý trong dự thảo về vận tải ô tô khiến chuyên gia giật mình