Theo các nhà khoa học Bồ Đào Nha và Đức, ngoài tác hại gây ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang và gan mà con người cần phòng ngừa khi nhiễm giun sán thì cũng có những loài giun sán sống ký sinh trong cơ thể người và động vật mà khoa học có thể tận dụng trong cuộc chiến với các bệnh tật khác.

Bất ngờ: Có thể biến giun sán thành công cụ chữa bệnh

Vũ Trung Hương | 27/03/2019, 12:06

Theo các nhà khoa học Bồ Đào Nha và Đức, ngoài tác hại gây ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang và gan mà con người cần phòng ngừa khi nhiễm giun sán thì cũng có những loài giun sán sống ký sinh trong cơ thể người và động vật mà khoa học có thể tận dụng trong cuộc chiến với các bệnh tật khác.

Theo Medical Express, có rất nhiều người trên toàn thế giới bị nhiễm giun sán (worms, fluke) nhiệt đới. Không có gì đáng ngạc nhiên, hầu hết những người này sống ở các nước nghèo, vệ sinh kém, bị suy dinh dưỡng liên quan đến giun sán. Giun sán cũng gây ra phần lớn các trường hợp mắc một số bệnh ung thư ở các quốc gia này.

Trong công trình nghiên cứu mới công bố trên Frontiers in Medicine, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo đặc biệt về những bệnh ác tính liên quan đến ký sinh trùng, thông báo phòng ngừa và điều trị. Tiến sĩ Monica Botelho của Viện y tế quốc gia Bồ Đào Nha cảnh báo ký sinh trùng sống trong cơ thể con người trong ruột, hệ tiết niệu và máu có thể gây ung thư ung thư ruột và gan.

Thực tế là ký sinh trùng “gặm nhấm” theo nghĩa đen trong cơ thể con người, gây viêm. Khi bị viêm mạn tính, các tế bào trong cơ thể bắt đầu đột biến. Sự tích lũy kéo dài của các đột biến và chất thải của ký sinh trùng dẫn đến tăng viêm nhiễm, khiến các tế bào sinh sôi nảy nở, tăng trưởng mạch máu và cuối cùng là ung thư. Tiến sĩ Joachim Richter ở Trường y Berlin, Đức, cảnh báo sán lá (fluke) là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca ung thư bàng quang và gan.

Nhưng các nhà khoa học cũng phát hiện thấy có những loài ký sinh trùng là hữu ích. Theo các nhà khoa học, sán lá (fluke) và ký sinh trùng Fasciola hepatica tiết ra các protein có đặc tính chống ung thư và điều hòa miễn dịch. Được biết, một số ký sinh trùng cũng tạo ra protein giúp làm liền các vết thương mạn tính ở bệnh nhân tiểu đường.

Tiến sĩ Monica Botelho cho biết: "Nhiều loại ký sinh trùng, bao gồm một số giun sán như sán lá gan Fasciola hepatica, ức chế sự phát triển ung thư trong ống nghiệm. Một loại khác trong số này gọi là “siêu sán dây” (hyper tapeworm) có liên quan đến tỷ lệ ung thư thấp hơn đáng kể ở vật chủ". Trên thực tế, có bằng chứng cho thấy protein được tạo ra bởi siêu sán dây cũng như Fasciola hepatica không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư trực tiếp mà còn có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của vật chủ với khối u. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể biến giun sán thành công cụ chống lại bệnh tật vì “ngay cả các protein sán thúc đẩy ung thư cũng có thể được tái sử dụng làm phương pháp điều trị cho các bệnh khác: ví dụ, những protein thúc đẩy sự phát triển mạch máu mới có thể giúp điều trị các vết thương không lành ở bệnh nhân tiểu đường, người nghiện thuốc lá và người già”.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất ngờ: Có thể biến giun sán thành công cụ chữa bệnh