Sáng 18.3, Bệnh viện Nhi trung ương cung cấp thông tin về trường hợp bệnh nhi 9 tháng tuổi ở tỉnh Bắc Giang chữa bỏng bằng bài thuốc lá của thầy lang và đã tử vong vì nhiễm khuẩn.

Bé 9 tháng tuổi tử vong sau khi bỏng vì bố mẹ tin lời thầy lang đắp thuốc lá

Dạ Thảo | 18/03/2021, 10:00

Sáng 18.3, Bệnh viện Nhi trung ương cung cấp thông tin về trường hợp bệnh nhi 9 tháng tuổi ở tỉnh Bắc Giang chữa bỏng bằng bài thuốc lá của thầy lang và đã tử vong vì nhiễm khuẩn.

Bé này bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân, song gia đình không đưa tới bệnh viện điều trị mà đắp thuốc của một bà lang ở gần nhà. 4 ngày sau đó, bé sốt cao, nổi ban, được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang.

Tại đây, các bác sĩ đã xử lý sốc nhiễm khuẩn và cấp tốc liên hệ để chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi trung ương. Tuy nhiên, khi được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương vào 2 giờ 30 ngày 14.3, bé đã rơi vào tình trạng toàn thân tím tái, ngừng tim. Các bác sĩ tiếp tục tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng bé không đáp ứng được. Vào 3 giờ cùng ngày, bệnh nhi không qua khỏi, tử vong ngay sau đó.

Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc nhi khoa, Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng nhiễm trùng nặng vết bỏng do đắp lá thuốc điều trị nhưng vẫn còn rất nhiều người quá tin tưởng vào tác dụng của phương pháp này.

"Trên thực tế, có những bệnh nhân sau khi đắp lá, vùng bỏng hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, để lại nhiều di chứng. Do đó các bậc phụ huynh không nên tự ý điều trị cho con bằng các loại thuốc lá, các loại cây không rõ nguồn gốc. Nếu chẳng may bị bỏng, trước tiên cần cho bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử lý kịp thời", bác sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo.

Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy, thời gian qua, bệnh viện này đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp nhập viện điều trị trong tình trạng nhiễm trùng vết bỏng do đắp thuốc không rõ nguồn gốc. Có những bệnh nhân vùng bỏng đã hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài và tốn rất nhiều chi phí.

Người dân khi bị bỏng, trước tiên cần cách ly bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, xả vết bỏng dưới vòi nước mát ít nhất 15 phút (tuyệt đối không dùng đá, tránh gây bỏng lạnh). Việc hạ nhiệt vùng bỏng sẽ giảm sưng, giảm độ sâu của vết thương, giảm nguy cơ gây sốc cho nạn nhân. Nếu có bọng nước, kết vảy thì không nên bóc vì vỡ ra dễ bị nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn.

Tuyệt đối không xoa dầu, bôi kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá chữa bỏng… lên vùng bỏng vì dễ bị nhiễm trùng. Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được khám bệnh và điều trị, tránh các biến chứng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé 9 tháng tuổi tử vong sau khi bỏng vì bố mẹ tin lời thầy lang đắp thuốc lá