Lãnh đạo TP.HCM đã chấp thuận phân kỳ đầu tư dự án xây dựng bến xe miền Đông mới thành 2 giai đoạn và giao Tổng công ty TNHH một thành viên Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai giai đoạn 1 của dự án.

Bến xe miền Đông phải di dời chậm nhất là cuối năm 2018

Phan Diệu | 16/06/2016, 11:33

Lãnh đạo TP.HCM đã chấp thuận phân kỳ đầu tư dự án xây dựng bến xe miền Đông mới thành 2 giai đoạn và giao Tổng công ty TNHH một thành viên Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai giai đoạn 1 của dự án.

Ngày 16.6, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết cơ quan này đã chấp thuận phân kỳ đầu tư dự án xây dựng Bến xe miền Đông mới thành 2giai đoạn.

Theo đó, UBND TP giao Tổng công ty TNHH một thành viênCơ khí giao thông vận tải Sài Gòn khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai giai đoạn 1 của dự án. Giai đoạn 1 dự kiến sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ga bến xe, đảm bảo hoàn thành trong năm 2018 để sớm di dời Bến xe miền Đông hiện hữu và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng của thành phố. Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án sẽ được tiếp tục thực hiện sau khi hoàn thành giai đoạn 1.

Theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP.HCM phê duyệt đầu tháng 3, Bến xe Miền Đông mới có diện tích hơn 160.000m2nằm ở phường Long Bình, quận 9 (chiếm hơn 3/4 diện tích) và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (gần 1/4 diện tích).

Công trình gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích). Khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng). Khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng) và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).

Tổng công ty TNHH một thành viênCơ khí giao thông vận tải Sài Gòn sẽ là chủ đầu tư dự án Bến xe Miền Đông mới. Đây cũng là đơn vị lập quy hoạch cho Bến xe Miền Đông mới theo một tổng thể khu vực liên hợp nhiều công trình phục vụ đa chức năng, đáp ứng nhu cầu của hành khách và hoạt động dịch vụ của bến xe và là đầu mối vận chuyển hành khách đa hướng tuyến, quy mô lớn, đáp ứng được định hướng phát triển trong tương lai.

Dự kiến, Bến xe miền Đông mới sẽ kết nối với các tuyến xe buýt, đặc biệt là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Hành khách từ các tỉnh về đến bến xe này có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng, metro để vào trung tâm thành phố hoặc về các quận huyện vùng ven.

Theo UBND TP.HCM, dự án xây dựng Bến xe miền Đông mới là công trình đầu mối giao thông quan trọng tại cửa ngõ đông bắc cũng như một trong các hạng mục được ưu tiên thực hiện trong chiến lược phát triển giao thông vận tải TP.HCM.

Trước đó, hồi tháng 9.2014, UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bến xe miền Đông hiện hữu (phường 26, quận Bình Thạnh) với diện tích hơn 62.600m2. Bến xe này sẽ trở thành khu vực tái thiết đô thị với chức năng chính là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô, trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn. Cụ thể, khu A với chức năng chính là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô và khu B là trung tâm thương mại - dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

Bến xe miền Đông là bến xe lớn của TP.HCM, đảm nhận việc trung chuyển hành khách cho các tỉnh miền Trung, khu vực Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Nam Bộ.

Bến xe nàyđã tồn tại hơn 30 năm, ở quận Bình Thạnh từ năm 1981 cho đến nay.Trong thời gian gần đây, bến xe luôn phải chịu nhiều sức ép quá tải trong thời kỳ cao điểm bến đón khoảng 50 ngàn hành khách/ngày.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bến xe miền Đông phải di dời chậm nhất là cuối năm 2018