Dự án nhà ở Harmona Tân Bình có nhiều ẩn khúc lằng nhằng, do một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa nhiều năm nhưng không tiến hành đại hội, từng bị cổ đông kiện ra tòa đòi quyền lợi. Sau 6 năm xây dựng dự án xong, khi những hộ dân bắt đầu vào ở thì bị ngân hàng gởi phát thông báo đòi “siết nợ” vì những căn hộ của cư dân bị chính chủ đầu tư đem thế chấp tại ngân hàng.

Dự án nhà ở Harmona Tân Bình: Ngân hàng xiết nợ chủ đầu tư, người dân trắng tay?

Quang Huy | 14/06/2016, 15:25

Dự án nhà ở Harmona Tân Bình có nhiều ẩn khúc lằng nhằng, do một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa nhiều năm nhưng không tiến hành đại hội, từng bị cổ đông kiện ra tòa đòi quyền lợi. Sau 6 năm xây dựng dự án xong, khi những hộ dân bắt đầu vào ở thì bị ngân hàng gởi phát thông báo đòi “siết nợ” vì những căn hộ của cư dân bị chính chủ đầu tư đem thế chấp tại ngân hàng.

Doanh nghiệp 2 trong 1

Đó là những gì đã và đang tiếp tục diễn ra tại khu căn hộ Harmona Tân Bình do công ty CP Vật tư Xuất nhập khẩu Tân Bình (công ty CP Tamexim) làm chủ đầu tư, công ty CP Thanh Niên làđơn vị hợp tác phát triển. Và tuy làhai pháp nhân riêng biệt nhưng cũng có thể tạm gọi 2 đơn vị này là doanh nghiệp “hai trong một”.

Nói về lý lịch công ty CP Tamexim, đây là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa vào năm 2007 gồm nhiều tài sản là bất động sản nằm rải rác ở khu vực quận Tân Bình, TP.HCM. Đến năm 2008 các cổ đông bao gồm: người sáng lập công ty CP Thanh Niên sở hữu đến 85,14% cổ phần chi phối, 38 cổ đông còn lại là cán bộ, công nhân viên của công ty CP Tamexim nắm giữ 14,86% cổ phần, tại thời điểm đó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng giám đốc (TGĐ) công ty CP Thanh Niên nắm giữ luôn chức Chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty CP Tamexim. Và đây là điều cấm trong luật doanh nghiệp, nhưng nó vẫn tồn tại trong nhiều năm liền nên đã xảy ra hàng loạt hành vi chuyển dịch tài sản từ công ty CP Tamexim sang công ty CP Thanh niên.

Lô đất nay đang đươc gắn bảng công ty Pilot, thì được công ty Thanh viên vẽ vào dự án căn hộ Harmona là khu vực công viên. Ảnh: Quang Huy
Lô đất này đang được gắn bảng công ty Pilot, thì được công ty Thanh viên vẽ vào dự án căn hộ Harmona là khu vực công viên. Ảnh: Quang Huy

Trong đó có các trường hợp như vào tháng 12.2008,Tamexim ký hợp đồng bảo lãnh cho công ty CP Thanh Niên vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 400 tỷ đồng, thì trong năm 2009 hàng loạt hợp đồng được Tamexim ký cho Công ty CP Thanh Niên vay 20 tỷ đồng, ký bán cho Công ty CP Nam Tiến (Công ty con của công ty CP Thanh Niên) một lô đất 6.500m2 cùng các căn hộ Khu chung cư 33 Trương Công Định, quận Tân Bình, TP.HCM với giá tiền lên đến 97,5 tỷ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2009, công ty CP Tamexim ký góp vốn 8,15 triệu USD để đầu tư xây dựng một dự án tại Lạc Long Quân. Và nghe đâu nay là một dự án khu phức hợp đang được triển khai. Nhưng điều đặc biệt, là các cổ đông không hề hay biết vì vậy các cổ đông đâm đơn kiện ra tòa Tòa án nhân dân TP.HCM thụ lý, giải quyết. Sau hơn 1 năm thụ lý, tòa thông báo với các cổ đông đâmđơn khởi kiện: không tìm được lãnh đạo của công ty CP Tamexim, nơi ở của TGĐ công ty này. Đến nay, vụ khởi kiện được cho là đã chìm xuồng.

Còn với công ty CP Thanh Niên, được đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 17.08.2004 với tên giao dịch Thanh Nien Corp, tại đường Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM, Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Liêm, ngành nghề chính là nhập khẩu mua bán sắt thép phục vụ trong ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 2008, doanh nghiệp này nhảy sang kinh doanh bất động sản với dự án đầu tay là khu căn hộ The Harmona tại 33 Trương Công Định, Quận Tân Bình, TP.HCM.

Trung tâm thương mại 5 tầng cùng công viên thoáng rộng được chủ đầu tư vẽ vào dự án căn hộ Harmona nhưng nó chỉ là phần đất của công ty xí nghiệp khác.

Vào thời điểm cuối tháng 10.2009 công ty CP Thanh Niên làm lễ khởi công bắt tay xây dựng công trình, khi chưa có giấy phép xây dựng trong tay. Và vào thời điểm cuối năm 2009 báo chíđã có bài viết với tựa “Bệnh cũtái phát: Móng chưa xong nhà đã bán”, với lời cảnh báo cho những người mua nhà cũng như nhiều chủ đầu tư làm điêu đứng cho người lỡ mua căn hộ kèm hậu quả dai dẳng nay nó đã trỗi dậy, khi mà công ty CP Thanh Niên đứng ký hợp đồng góp vốn mua căn hộ hình thành trong tương lai.

Nhớ lại thời điểm đó, nhiều công ty môi giới đã tìm mọi cách để cho mình trở thành nhà phân phối, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu từ công ty CP Thanh Niên. Bởi vì, công ty đưa ra chính sách muốn phân phối thì phải ‘xuống tiền’ theo hình thức cánh môi giới thường gọi gom xỉ bán lẻ (mua cùng lúc nhiều sàn - tầng căn hộ rồi sau đó bán lại cho khách hàng riêng lẻ), vì có quá nhiều nhà phân phối cúng lúc gom hàng bán lại, nên dẫn đến tình trạng loạn giá trên thị trường thì người mua ắt nhiên lãnh đủ vì có sự “bán lệch ăn chênh”.

Sau thời gian dài mua bán long vòng, công trình thi công thì ì ạch, thậm chí ngưng thi công. Nên nhiều khách hàng muốn bán lại căn hộ mà vẫn không có người mua, dù giá bán đã chấp nhận giảm hơn 10% so với lúc mua ban đầu. Khách hàng mất kiên nhẫn xin gặp công ty thì được bán giám đốc hứa hẹn, viện dẫn nhiều lý do khách quan.

Nhưng qua tìm hiểu của chúng tôi, tại thời điểm này các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án không tiếp tục giải ngân. Với lý do tiền từ ngân hàng ra nhiều, nhưng chủ đầu tư không làm đúng cam kết là tiền của khách hàng mua căn hộ phải được thanh toán lại vào tài khoản ngân hàng.

Đỉnh điểm, ngày 24.5 .2016, Ngân nàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bắc Sài Gòn (BIDV) đã phát hành thông báo về việc thực hiện bàn giao tai sản thế chấp dự án Harmona và yêu cầu công ty CP Thanh Niên thực hiện nghĩa vụ trả nợ phù hợp với các quy định của pháp luật.

Khách hàng đang nằm trên thớt

Xét về pháp lý, vào thời điểm đầu chào bán (năm 2009) căn hộ công ty CP Thanh Niên đã ký nhiều hợp đồng với hình thức góp vốn mua căn hộ với khách hàng là trái với qui định. Vì tại điều 5 luật kinh doanh bất động sản qui định: không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản (chủ đầu tư mới là người đứng ra ký hợp đồng).

Ngộ ra những điều trái luật thì vào thời điểm 2011, chủ đầu tư Tamexim đã hiệu chỉnh bằng cách ký hợp đồng mua bán với khách hàng nhưng tất cả các hợp đông đều không được công chứng hay chứng thực từ chính quyền địa phương.

Hành lang lưu thông của tòa nhà đã thu hẹp so với thiết kế, dẫn đến việc khi có hỏa hoảng xe cứu hỏa không thể tiếp cận vào bên trong tòa nhà thuộc khu vực Bloc A & B. Ảnh: Quang Huy
Hành lang lưu thông của tòa nhà đã thu hẹp so với thiết kế, dẫn đến việc khi có hỏa hoảng xe cứu hỏa không thể tiếp cận vào bên trong tòa nhà thuộc khu vực Bloc A & B. Ảnh: Quang Huy

Vì vậy, đối với các khách hàng đã mua tại khu căn hộ Harmona khi có tranh chấp xảy ra thì các hợp đồng đã ký được xem là vô hiệu.

Và nếu như, kịch bản xấu nhất có thế xảy ra khi cư dân đã mua phải căn hộ bị chủ đầu tư ‘cắm’ vào ngân hàng phải giải chấp vì luật đã qui định trường hợp có nhiều vụ thế chấp ràng buộc cùng một bất động sản thì xếp theo thư tự ưu tiên đối với các vụ thế chấp. Vì vậy, có thể hiểu nợ được bảo đảm sẽ được ưu tiên trả trước một khi tài sản thế chấp được đem bán, trả xong mới tính phần còn lại của số tiền bán tài sản mới được dùng để trả tiếp các khoản nợ được bảo đảm có thứ tự ưu tiên thấp hơn. Cho nên ngân hàng luôn nắm quyền lợi thế khi tranh chấp được giải quyết.

Khi bài viết này đến được bạn đọc, thì thời gian cam kết của chủ đầu tư Tamexim cũng như công ty CP Thanh Niên chỉ còn khoảng hơn 24 giờ cho việc cam kết trả nợ hết cho BIDV vào ngày 15.6, chúng tôi sẽ tiếp tục nhưng thông tin mới nhất đến bạn đọc.

Nhóm PV

Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên không phải làCông ty CP Thanh Niên

Trong quá trình thực hiện bài viết này, cũng như việc nhiều người đang nhầm lẫn nghỉ cao ốc Harmona là dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên làm chủ đầu tư. Chúng tôi đã đi tìm hiểu và có cuộc trao đổi với ông Đặng Vũ Nhật Quang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (ThanhNien Media Copporation) tại văn phòng Tập đoàn.

Thưa ông Với nhiều người thắc mắc: có phải Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên đầu tư dự án Harmona mà báo chí đang nói lâu nay?.

Ông Đặng Vũ Nhật Quang: riêng cái tên công ty của 2 doanh nghiệp cũng đã quá rõ ràng rồi, chúng tôi là Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Trong khi đơn vị làm dự án là công ty CP Thanh Niên. Sao mọi người lại nhầm lẫn một cách kỳ lạ vậy, người sáng lập ra Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên còn nguyên là một Lãnh đạo của báo Thanh Niên làm sao có thể đi kinh doanh kiểu đó được.

Ông có thể cho biết rỏ hơn về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên?.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên với tên gọi đầu tiên là Công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên, được thành lập từ năm 2006. Với nhiều hoạt động có tính cộng đồng và xã hội cao như: Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên cùng Báo Thanh Niên đã tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tấm quốc tế trong đó có cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010.

Các chương trình ca nhạc đã mang dấu ấn thương hiệu như: Duyên dáng Việt Nam, chương trình còn được công diễn tại Anh, Singapore, Úc. Thể thao thì có Giải bóng đá trẻ U21 Cúp Báo Thanh Niên, gồm giải Quốc gia và Quốc tế.

Xin cảm ơn ông, vì đã cho bạn đọc hiểu rõvề vấn đế này.

Q.H thực hiện

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án nhà ở Harmona Tân Bình: Ngân hàng xiết nợ chủ đầu tư, người dân trắng tay?