Hãng AFP dẫn lời giới chuyên gia bày tỏ lo ngại khi bệnh đậu mùa khỉ ngày càng diễn biến phức tạp, đặt câu hỏi về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như sự khác biệt giữa các biến thể dường như vẫn chưa được làm rõ.
Thông tin Y học

Bệnh đậu mùa khỉ gây rủi ro khó lường

Cẩm Bình 16:30 22/08/2024

Hãng AFP dẫn lời giới chuyên gia bày tỏ lo ngại khi bệnh đậu mùa khỉ ngày càng diễn biến phức tạp, đặt câu hỏi về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như sự khác biệt giữa các biến thể dường như vẫn chưa được làm rõ.

screenshot-2024-08-22-161025.png

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế với đậu mùa khỉ lần thứ 2 trong vòng 2 năm. Căn bệnh này lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, nhiều thập niên qua chỉ lây lan trên lãnh thổ một số nước châu Phi với tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 1 - 10% số ca nhiễm.

Nhưng đến năm 2022 bệnh lan sang nhiều nơi khác trên thế giới, đặc biệt ở phương Tây. Tỷ lệ tử vong tại đây lại chỉ khoảng 0,2%. Khác biệt dường như do nhiều yếu tố, một trong số đó là người sống ở Mỹ hoặc châu Âu được tiếp cận điều trị y tế nhanh chóng và phù hợp hơn người sống ở châu Phi.

Theo nhà vi rút học Antoine Gessain (Viện Pasteur Pháp): “Mối nguy hiểm của đậu mùa khỉ tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng chăm sóc y tế cơ bản”. Tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát hiện tại tính trên toàn cầu vào khoảng 3,6%.

Một yếu tố ảnh hưởng nữa là khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Đa số ca tử vong tại Congo - hơn 500 trên tổng số hơn 15.000 ca nhiễm - năm nay là trẻ em, nhiều trường hợp bị suy dinh dưỡng. Còn trong đợt bùng phát trước họ chỉ ghi nhận khoảng 200 ca tử vong, chủ yếu là người trưởng thành hệ miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV.

Cách thức lây lan cũng đóng vai trò quan trọng. Đa số ca nhiễm trong đợt bùng phát 2022 - 2023 bị lây qua quan hệ tình dục đồng tính nam.

Tình hình càng phức tạp hơn khi nhiều biến thể cùng lưu hành. Giới khoa học vẫn đang vất vả xác định khác biệt về khả năng lây truyền và rủi ro sức khỏe giữa chúng.

Đợt bùng phát trước do chủng Clade 2 - chủ yếu xuất hiện ở Tây Phi và cũng được ghi nhận ở Nam Phi - gây ra. Còn đợt bùng phát hiện tại ở Congo bắt nguồn từ chủng Clade 1 chủ yếu lưu hành trên địa bàn Trung Phi, nhưng gần đây lại xuất hiện thêm biến thể 1b của Clade 1.

Một số phương tiện truyền thông đưa tin 1b nguy hiểm hơn các biến thể trước đó. Tuy nhiên nhà vi rút học Marion Koopmans (tổ chức nghiên cứu Erasmus MC) cho biết bằng chứng còn rất hạn chế, đến nay chỉ mới xác định Clade 1 gây bệnh nghiêm trọng hơn Clade 2. Vài đợt bùng phát bởi Clade 1 trong quá khứ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Sự cần thiết phải xác định khác biệt về khả năng lây truyền và rủi ro sức khỏe giữa các biến thể càng lớn khi Clade 1 được ghi nhận tại Thụy Điển, sau đó đến lượt Pakistan, Philippines, Thái Lan thông báo ghi nhận ca nhiễm.

Theo ông Gessain, công tác xác định vô cùng khó khăn vì bối cảnh lây nhiễm cùng nhóm dân số có nguy cơ rất khác nhau.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh đậu mùa khỉ gây rủi ro khó lường