Chiều 19.4, TAND quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” giữa nguyên đơn là bà Hứa Cẩm Tú, bệnh nhân bị cắt nhầm 2 quả thận và bị đơn là Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ.

Bệnh nhân bắt đền bệnh viện hơn nửa tỉ đồng vì căn bệnh bẩm sinh quái ác?

Hồ Hùng | 20/04/2016, 11:48

Chiều 19.4, TAND quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” giữa nguyên đơn là bà Hứa Cẩm Tú, bệnh nhân bị cắt nhầm 2 quả thận và bị đơn là Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ.

Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú(SN 1975, ngụ ấp Thới Thuận B, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ)đòi bồi thường 562 triệu đồng thiệt hại về sức khỏe sau 5 năm bị Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ cắt “nhầm” 2 quả thận. Bà còn yêu cầu bệnh viện nàybồi thường thiệt hại hàng tháng hơn 7,1 triệu đồng. Số tiền yêu cầu bồi thường của bà Tú gồm: chi phí phát sinh khi cứu chữa bệnh hợp lý tại Huế, thu nhập thực tế của bà Tú và người chăm sóc, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm…

Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2011, bà Tú nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ với kết quả chụp CT là thận phải tốt, thận trái ứ nước độ III-IV, có sạn buộc phải mổ.

Ngày 6.12.2011, bà Tú được chỉ định mổ nội soi thận trái ứ nước, trong quá trình mổ xảy ra tai biến nên chuyển sang mổ hở cắt hết 2 quả thận của bà Tú. Sau đó, bà Tú được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế ghép 1 quả thận nhưng sức khoẻ vẫn suy giảm 81% theo kết quả giám định pháp y của Viện Pháp y quốc gia.

Đây là vụ kiện hy hữu bởi lâu naydư luận chỉ nghe các bệnh nhân than thở về nỗi khổ khi vào bệnh viện điều trị, nỗi sợcủa bệnh nhân đối với các y bác sĩ. Khi vào viện, sự sống và sức khỏe của các bệnh nhân hầu như được phó thác hoàn toàn cho các y bác sĩ… Chỉ có lần này, 1 bệnh nhân “dũng cảm” đứng ra kiện chính bệnh viện ra tòavì cho rằng đã không điều trị một cách đàng hoàng cho mình. Sự thật ra sao?

Theo nhiều bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ, việc cắt nhầm 2 quả thận của bệnh nhân Hứa Cẩm Tú là điều ngoài ý muốn. Vì sự thật,một số bác sĩ đã lên tiếng nhưngđề nghị giấu tên khi đề cập lại câu chuyện tế nhị này.

Mộtbác sĩ cho biết, thận móng ngựa là căn bệnh bẩm sinh và rất hiếm gặp. Trên thế giới, các ca bệnh như vậy cũng không phổ biến. Trường hợp 2 quả thận của bệnh nhân Tú là thận móng ngựa dị tật bẩm sinh, chúng dính liền vào nhau thànhmột. Trên thực tế điều này xảy ra ở nhiều thể khác nhau, gây khó khăn cho công tác chẩn đoán.

Có thể 2 quả thận dính nhau qua cột sống bằng chất xơ rất nhỏ, có trường hợp dính với nhau qua cầu nhu mô rất lớn giống như 1 quả. Điều này phân biệt trong lâm sàng là rất khó khăn. Có những bác sĩ thậm chí cả đời mới gặp 1 trường hợp như vậyvà khi mổ ra mới biết.

Vàngay cả những nơi được mệnh danh trung tâm tiết niệu của Việt Nam như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103, 108… nhiều lúc vẫn chỉ có thể phát hiện căn bệnh này sau khimổ, huống chi ở mộtbệnh viện đa khoa, không chuyên sâu về tiết niệu như Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ.

Thực tế, trước ca mổ của bệnh nhân Tú, Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ đã cho siêu âm và chụp MSCT 16 lát cắt trước khi mổnhưng đã không phát hiện ra. Không ai ngờ được căn bệnh quái ác màbệnh nhân Tú mắc phải. Và như nhiều trường hợp khác, phảiđến khi mổ, bác sĩ Trần Văn Nguyên - trưởng kíp mổ, mới phát hiện ra. Lúc ấy đã quámuộn.

Theo nhiều bác sĩ nhận định, giải pháp duy nhất khi đó là phải cắt nốt quả thận còn lại để cầm máu, nếu khôngbệnh nhân sẽ mất máu và chết ngay trên bàn mổ.Do cả 2 quả thậndính nhau, khi cắt 1 quả đã vô tình đâm toạc cả quả còn lại, vết thủng quá lớn khiến quả thận ấy tuôn máu.

Bác sĩ Nguyên đã làm đúng điều đó, nhưng nhiều người ngoài ngành, không tường tận về căn bệnh thận móng ngựađã nổi giận và cho rằng bác sĩ này vô tâm, mổ “khuyến mãi” cho bệnh nhân đến 2 quả thậnthay vì chỉ 1.

Thực ra, vẫn có cách phát hiện căn bệnhnày trước khi mổ để tránh rủi ro, đó là cho tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp CT đa dãy. Nhưng để thực hiện việc nàyđòi hỏi kinh phí rất caovà đương nhiên bệnh nhân Tú phải chịu toàn bộ chi phí này. Đó là điều không thểvì bệnh nhân Tú gia cảnh cũng không giàu có gì…

“Việc chẩn đoán trước mổ không phát hiện ra thận móng ngựa đối với trường hợp chị Tú, không phải là do bác sĩ quá kém mà do y tế của Việt Nam sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không nhiều, bảo hiểm cũng khó chi vượt mức trần cho các chẩn đoán cao cấp”, mộtbác sĩ nói.

Sau ca mổ “tai nạn” ấy, đến nay bác sĩ Trần Văn Nguyên vẫn rất mệt mỏi trước áp lực từ dư luận. Ông than thở: “Tôi rất chán nản”. Phiên tòa ngày19.4 ông cũng vắng mặt. Bình luận về việc gia đình bệnh nhân Tú đòi bồi thường 500 triệu đồng, ông nói gọn: “Tùy họ!”.

Thực tế, sau khitai nạnxảy ra, chính đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ đã không chối bỏ trách nhiệm. Ca ghép thận với kinh phí khoảng 2,5 tỉđồng cho bệnh nhân Tú (thận do mộtngười hiến tặng) tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, ngoài phần hỗ trợ của Bộ Y tế, thì Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ cũng đã góp vào 500 triệu đồng để hỗ trợ cho bệnh nhân.

Thời gian đầu sau khi ghép thận, các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ cũng đã thống nhất sử dụng quỹ công đoàn, hỗ trợ chị Tú và 3 người con mỗi tháng 6 triệu đồng. Từ tháng 9.2012 đến ngày 24.5.2013, bệnh nhân này cũng được hỗ trợ mỗi tháng 3 triệu đồng.Trong đó, riêng bác sĩ Nguyên, mỗi tháng tự trích lương 2 triệu đồng để hỗ trợ.

Nguyên nhân khiến chị Tú cùng gia đình quyết định khởi kiện bệnh việnlà vìnơi đây quyết định cắt nguồn hỗ trợ.Các bác sĩ cho biết, hiệnnay sức khỏe của chị Tú đã ổn định, các chỉ số xét nghiệm cũng đều bình thường và chỉ còn uống thuốc thải ghép. Và dù cắt nguồn tiền hỗ trợnhưng bệnh viện vẫn sẵn sàng chăm lo cho chị Tú về mặt sức khỏe như hỗ trợ khám, các chế độ bảo hiểm y tế.

Do tiền hỗ trợ lâu nay sử dụng từ quỹ công đoànnên bệnh viện buộc phải trưng cầuý kiến của các y bác sĩ - những người có nghĩa vụ và quyền lợi của quỹ. Tại cuộc họp mới nhất,100% các y bác sĩ của bệnh viện đãthống nhất không tiếp tục hỗ trợ bằng tiền cho chị Tú, vì cho rằng sức khỏe của chị đã ổn định. Đó cũng là nguyên nhân khiến lãnh đạo bệnh viện quyết định ngưng hỗ trợ bằng tiền.

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết đặt mình ở vị tríkhách quan, không bênh vực ai cảmà chỉ tôn trọng sự thật. Và mộttrong những sự thật, theo phân tích của mộtbác sĩ là: “Khi nhập viện, cả 2 quả thận của chị Tú đều suy nặng. Nếu khi ấy không mổ, có lẽ giờ này mộ chị Tú đã xanh cỏ”. Nếu không mổ, đương nhiên chị Tú buộc phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống thêm khoảng 10 năm, với chi phí mỗi tháng từ 7 - 10 triệu đồng. Đây thực sự là một gánh nặng!

Nói không quá đáng, nhưng trong cái rủi có cái may.Nhờ “tai nạn” cắt cả 2 quả thậnmà chị Tú được ghép thận với nguồn kinh phí mà có lẽ làm quần quật cả đờigia đình chị cũng không thể tự lo được. Và nhờ vậy, sức khỏecủa chị đã hồi phục rất nhiều.

Như đã nóiở trên, “tai nạn” xảy ra sau ca mổ, dù lỗi không hẳn thuộc về các y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ, nhưng họ đãđứng ra nhận lỗi vàhỗ trợ gia đình bệnh nhân một thời gian không ngắn.Thử nghĩ, nếu căn bệnh suy cả 2 quả thận của chị Tú vẫn còn và hồi năm 2011, Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ không mổ, giờ này điều gì đã xảy ra cho gia đình chị Tú?

PGS.TS Trần Văn Hinh (Học viện Quân y 103, Hà Đông, Hà Nội), khẳng định: “Theo tôi, đó là điều rủi ro không ai mong muốn. Về nguyên tắc, bệnh nhân chỉ còn có 1 quả thận thì không được cắt bỏ, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt vẫn phải tiến hànhnếu không bệnh nhân sẽ tử vong. Ví dụ, hư thận mủ, thận đa nang biến chứng áp xe vẫn phải mổ.Thậm chí có tài liệu nói rằng thận móng ngựa nếu không theo dõi cũng dẫn đến ứ niệu ứ mủ và suy thận”.

Về vụ kiện, ông Hinh nói: “Giờ bệnh nhân đã tạm ổn, theo tôi nên có sự thông cảm củacả 2 bên. Giữa tình phải có lý và ngược lại, tránh sự khiếu kiện gây xấu hình ảnh về lương y”.

Luật sư Nguyễn Trường Thành, đại diện ủy quyền cho bệnh viện và bác sĩ Nguyên (người trực tiếp mổ cho bà Tú) không đồng ý bồi thường số tiền mà nguyên đơn yêu cầu.

“Trên thực tế từ khi xảy ra vụ việc, phía bệnh viện đã hỗ trợ cho gia đình bà Tú tổng cộng gần 478 triệu đồng gồm chi phí hỗ trợ thường xuyên hơn 278 triệu đồng, hỗ trợ gia đình gần 80 triệu đồng và chi phí ghép thận là 152 triệu đồng. Nếu gia đình bà Tú yêu cầu bồi thường thêm 562 triệu đồng tức nhận lần 2 là không công bằng”, ông Thanh nói.

Theo đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, cần triệu tập thêm những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án là ông Trần Văn Sang (bác sĩ đọc hình ảnh) và bác sĩ Nguyêntham gia tranh tụng. Ngoài ra, tòa cũng nên thu thập hồ sơ bệnh án của bà Tú trước khi mổ. Tòa sơ thẩm đã hoãn phiên tòa để triệu tập thêm những người có liên quan.

Nguyễn Hồ

Ảnh: Vợ chồng bà Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân bắt đền bệnh viện hơn nửa tỉ đồng vì căn bệnh bẩm sinh quái ác?