Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới xung quanh vụ người bán phở bị xử lý hình sự vì chậm đăng ký kinh doanh, luật sư Trần Minh Hùng (ảnh) – Công ty Luật Gia đình cho rằng, hành vi của người bán phở chưa đủ yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép, nên xử lý hành chính hơn là hình sự.

Vụ xử lý hình sự người bán phở: Gây oan sai có thể bị xử lý hình sự

Trí Lâm | 20/04/2016, 05:37

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới xung quanh vụ người bán phở bị xử lý hình sự vì chậm đăng ký kinh doanh, luật sư Trần Minh Hùng (ảnh) – Công ty Luật Gia đình cho rằng, hành vi của người bán phở chưa đủ yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép, nên xử lý hành chính hơn là hình sự.

Xử lý hình sự vì chậm đăng ký kinh doanh

Anh Nguyễn Văn Tấn mởquán ăn tại huyện Bình Chánh, TP.HCMbị xử lý hình sự vì chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày. Ngày 13.8.2015, Công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm “kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Sau đó, anh Tấn lên UBND huyện đăng ký kinh doanh và 5 ngày sau, anh được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Thế nhưng, với hành vi kinh doanh không phép theo biên bản kiểm tra ngày 13.8 trước đó, anh bị Trưởng Công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt 17 triệu đồng. Trong khi với hành vi không đăng ký kinh doanh thì Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức phạt chỉ 7,5 triệu đồng.

Đáng nói, số tiền phạt trên không chỉcóviệc “chậmđăng ký kinh doanh”, Công an huyện Bình Chánh đã phạt thêm 4 hành vi nữa (theo Nghị định 178/2013/NĐ/CP) gồm:

“Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”.

Sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh,“vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín”.

Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trước tình hình này, anh Tấn đã ngừng kinh doanh để tiến hành các thủ tục theo yêu cầu. Trong lúc chưa có tiền nộp phạt, ngày 10.9.2015, Công an huyện Bình Chánh tiếp tục đến kiểm tra. Lúc này, anh Tấn không còn kinh doanh không phép nữa thì bị công an kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Biên bản lần này ghi anh vi phạm hành chính về hành vi “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm” theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP, trong khi quán của anh Tấn đã ngưng bán đồ ăn từ trước. Đồng thời, Công an quận tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với anh về hành vi “kinh doanh trái phép” theo Bộ luật Hình sự.

Từ đó, Công an Bình Chánh dùng 2 biên bản kiểm tra vi phạm hành chính làm căn cứ cấu thành tội phạm vì cho rằng anh đã “tái phạm” kinh doanh trái phép. Thế nhưng, biên bản kiểm tra lần 1 chỉ ghi hành vi vi phạm là “không đăng ký kinh doanh”. Khi kiểm tra lần 2 thì anh Tấn đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ăn uống, giải khát.

Biên bản lần 2 chỉ xác định 2 lỗi mới là “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm”.

Tiếp theo, Công an huyện đã cócông văngửiUBND huyện Bình Chánh để xác minh thêm và làm rõ anh Tấn có kinh doanh sai ngành nghề hay không và có bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Ngày 2.10.2015, UBND huyện ký Công văn số 2211/KT phúc đáp như sau: “Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tấn hoạt động kinh doanh ăn uống là kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Đối với phần ghi chú trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao là chỉ nhằm mục đích thông tin cho hộ kinh doanh biết để thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Trường hợp hộ kinh doanh không thực hiện đúng quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định”.

Nội dung trả lời đã rõ, chỉ phải đăng ký đối với thực phẩm có nguy cơ cao. Nếu có vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm thì chỉ bị xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm, chứ không phải là tái phạm hoạt động kinh doanh trái phép để khởi tố vụ án hình sự.

Tuy vậy, đến ngày 22.2.2016, Công an huyện lại gửi công văn đề nghị UBND huyện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho anh Tấn. UBND huyện gửi công văn trả lời là không có cơ sở thu hồi.

Chưa đủ cấu thành tội kinh doanh trái phép

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới,luật sư Trần Minh Hùng – Công ty Luật Gia đình cho rằng, hành vi của người bán phở chưa đủ yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép.

Ông Hùng lý giải, kinh doanh trái phép là tội phạm ít nghiêm trọng.Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy làba năm tù (khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009).Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (Khoản 4, Điều 8 BLHS).

Ông Hùng cho biết, với mức độ ít nghiêm trọng, thông thường sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì có quy định tội kinh doanh trái phép nhưng bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ tháng 7.2016 thì tội này đã được bỏ để thể hiện theo xu hướng của Hiến pháp 2013 và Luật doanh nghiệp 2014 về việc quyền tự do trong kinh doanh của cá nhân và pháp nhân. Điều đó cho phù hợp với xu hướng thế giới và thúc đẩy phát triển kinh tế phong phú hơn.

Theo ông Hùng, để cho rằng một người phạm tội này thì phải thỏa mãn các hành vi sau:

Phải có hành vi kinh doanh đã xảy ra trên thực tế và có một trong ba yếu tố:

Có hành vi kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh (không làm thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước hoặc có làm thủ tụcnhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn thực hiện việc kinh doanh).

Có hành vi kinh doanh, có đăng ký kinh doanh nhưng không đúng với nội dung đã đăng ký (ví dụ đăng ký kinh doanh về điện tử nhưng lại kinh doanh thêm cả về thiết bị máy cày, máy nổ).

Có hành vi kinh doanh, có đăng ký kinh doanh đúng với nội dung đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không có Giấy phép riêng – giấy phép riêng ở đây hiểu là "giấy phép con" như nhiều ngườivẫn gọi (ví dụ giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm v.v…).

Ngoài ra hành vi kinh doanh trái phép nói trên phải có thêm một trong những dấu hiệu sau mới cấu thành tội phạm: Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại các điều từ 153 đến 158, 160 đến 163, từ 193 đến 196, Điều 230, 232, 233, 236 và 238 BLHS.

Căn cứ theo quy định trên thìđể xử lý hình sự về tội danh này là việc cố tình thực hiện lại một hành vi đã bị xử phạt hành chính trước đó. Người phạm tội phải thực hiện cùng một hành vi vi phạm thì mới đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự.Còn nếu, đó là hai hành vi vi phạm khác nhau thì không thể cấu thành tội này. Qua vụ án này, các cơ quan tố tụng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không đúng quy định, lập liên tiếp đối với nhiều hành vi khác nhau để khởi tố vụ án là không đúng luật.

Cụ thể, ngày 13.8.2015, Công an huyện Bình Chánh lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Tấn về hành vi “kinh doanh không có giấy phép”. Đến ngày 18.8.2015, khi ra quyết định xử phạt tiệm phở trên thì lại phát sinh thêm 4 hành vi nữa.

Các hành vi bị phạt sau này không giống với hành vi bị phạt ngày 13.8.2015. Từ các căn cứ trên cho thấy việc xử lý người bán phở theo tội danh này là không có cơ sở. Hơn nữa sau 5 ngày không có giấy phép thì người bán phở này đã khắc phục bằng việc đi xin giấy phép.

Nên xử lý hành chính

Theo luật sư Trần Minh Hùng, ở Việt nam hiện nayviệc kinh doanh không có giấy phép diễn ra tràn lan trên lòng lề đường và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhưngchưa thấy ai bị xử lý hình sự. Do vậy việc xử lý hình sự người bán phở thìdư luận có quyền đặt nhiềunghi vấn.Ông Hùng cho rằng, hành vi của người bán phở nếu cóchỉ nên dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính.

“Cơ quan công an xử phạt người kinh doanh như vậy, theo cá nhân tôi là không đúng vì hành vi của anh bán phở chưa đủ yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép như tôi đã phân tích nhưtrên”,ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, nếu việc xử lý hình sự không có cơ sở, không đúng, gây oan sai thì hành vi của cơ quan tố tụngcó dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư phápvà có thể bị xử lý về mặt hình sự tùy theo tính chất của hành vi.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ xử lý hình sự người bán phở: Gây oan sai có thể bị xử lý hình sự