Dù Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) chấp nhận thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) cho người khám, chữa bệnh nhiễm HIV/AIDS nhưng thực tế số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS đang điều trị ARV có BHYT còn rất ít. Điều này có nguy cơ khiến nhiều bệnh nhân không được điều trị liên tục ARV, gây nên tình trạng kháng thuốc. Đây sẽ là nguyên nhân khiến cho cam kết chấm dứt đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030 có thể bị phá sản.

Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang đối mặt với bài toán tiếp cận BHYT

Hồ Quang | 16/04/2016, 05:18

Dù Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) chấp nhận thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) cho người khám, chữa bệnh nhiễm HIV/AIDS nhưng thực tế số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS đang điều trị ARV có BHYT còn rất ít. Điều này có nguy cơ khiến nhiều bệnh nhân không được điều trị liên tục ARV, gây nên tình trạng kháng thuốc. Đây sẽ là nguyên nhân khiến cho cam kết chấm dứt đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030 có thể bị phá sản.

Vòng luẩn quẩn
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Ytế), trong thời gian qua, nguồn viện trợ cho chương trình phòngchống HIV/ AIDS liên tục cắt giảm,trong vòng 1 -2 năm tới sẽ không còn nguồn viện trợ này nữa. Điều đóđồng nghĩa với việcngười nhiễm HIV/ AIDS phải tự chi trả chi phí điều trị.

Hiện nay bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS phải chi trả chi phí điều trị mỗi ngày khoảng 20.000 đồng. Trong khi đó, phần lớn những bệnh nhân nhiễm HIV có hoàn cảnh rất khó khăn, việc phải chi trả thêm một khoản tiền như thế sẽ cực kỳ khó khăn, dẫn đến trình trạng bệnh nhânkhông được điều trị ARV liên tục, gây nên tình trạng kháng thuốc.

Vấn đề đặt ra lúc này là phải đưa người nhiễm HIV/AIDS được khám chữa bệnh BHYTđể giảm gánh nặng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân tiếp cận với ARV kháng vi rút HIV, để hướng đến năm 2030 Việt Nam sẽ không còn người bị lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên tại Hội thảo tham vấn “Kế hoạch kiện toàn các cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS do quỹ BHYT chi trả” đượcBộ Y tế tổ chức hôm 15.4, bà Đỗ Thị Nhàn - Trưởng phòng Chăm sóc điều trị, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho hay hầu hết các phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS nằm trong các Trung tâm ytế dự phòng quận, huyện hoặc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của các tỉnh, chưa đủ điều kiện ký hợp đồng BHYT.

Thống kê của Cục Phòng chống HIV/ AIDS cho thấyhiện cả nước có có 316 cơ sở điều trị HIV/AIDS, trong đó có 208 phòng khám thuộc bệnh viện và trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh (chiếm 64%) và 108 phòng khám tại các Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (chiếm 36%).

Nhự vậy còn gần 40% phòng khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS không có chức năng khám bệnh nên không được ký hợp động với bảo hiểm xã hội để bệnh nhân được đăng ký khám BHYT.

Đó là lý do tính đến nay số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS đang điều trị ARV có BHYTcòn rất thấp. Ngay như TP.HCM - địa phương có số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS cao nhất nước, cũng chỉ có 40% sốbệnh nhân đang điều trị ARV có BHYT.

Điều này, theo ông Đồng Văn Ngọc (Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM), ngoài nguyên nhân số cơ sở khám, điều trị ARV chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng BHYTcòn do không ít bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS không muốn tiếp cận BHYT bởisợ lộbí mật cá nhân khi làm thủ tục chuyển viện.

“Đây là một tâm lý chung của nhiều bệnh nhân, vì từ trước tới nay, những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thường tập trung vào điều trị ở các cơ sở chuyên biệt, những nơi điều trị ARV, chứ đâu có đến những nơi khám chữa bệnh”, ông Ngọc chia sẻ.

Kiện toàn các phòng khám ngoại trú

Trước tình hình trên, Cục Phòng chống HIV/ AIDS đề nghị các cơ sở phòng khám ngoại trú HIV/AIDS phải kiện toàn để đủ điều kiện ký hợp đồng BHYT. Với những phòng khám nằm trong Trung tâm y tế dự phòng chưa đủ điều kiện ký bảo hiểm y tế thì chuyển về cho các bệnh viện quậnhuyện; còn phòng khám nằm trong Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thì sớm kiện toàn để ký hợp đồng BHYT.

Theo Cục phòng chống HIV/AIDS, hiện nay có rất nhiều vướng mắc khiến các phòng khám chưa được ký BHYT, trong đó tập trung chủ yếu là cán bộ chưa có chứng chỉ hành nghề liên quan đến HIV/AIDS, chưa được tập huấn chăm sóc điều trị HIV/AIDS, quy trình khám, sàng lọc chưa đầy đủ…

Bà cho Nhàn cho biết trước mắt các giám đốc bệnh viện, trung tâm y tế bổ sung nhiệm vụ khám, chữa bệnh HIV/AIDS cho khoa khám bệnh; đồng thời bổ sung hợp đồng khám, chữa bệnh HIV vào hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT hằng năm của bệnh viện.

Ngoài ra, các đơn vị trên phải rà soát, bố trí nhân sự phù hợp thực hiện khám, chữa bệnh HIV và tập huấn về chẩn đoán, điều trị HIV/ AIDS nếu cần. Các đơn vị cần phải xây dựng, lồng ghép quy trình khám, chữa bệnh HIV vào quy trình khám, chữa bệnh của bệnh viện; đưa công tác quản lý thông tin trong khám, chữa bệnh HIV vào hệ thống quản trị thông tin khám, chữa bệnh của bệnh viện.

“Các địa phương phải chủ động khuyến khích chuyển bệnh nhân HIV/ AIDS vào điều trị BHYT, nếu không thì sẽ rất khó để cho những bệnh nhân này có điều kiện tiếp cận với ARV”, bà Nhàn đề nghị.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
6 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang đối mặt với bài toán tiếp cận BHYT