Nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) điều trị kháng sinh liên tục nhưng vẫn không hết, các bác sĩ phát hiện, không ít trường hợp đã kháng thuốc ngay lần đầu tiên điều trị. Việc không thể tiêu diệt được vi khuẩn HP khiến nguy cơ bệnh nhân đối diện với ung thư rất lớn.

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP đối diện với nguy cơ ung thư do kháng thuốc

Hồ Quang | 11/07/2016, 19:09

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) điều trị kháng sinh liên tục nhưng vẫn không hết, các bác sĩ phát hiện, không ít trường hợp đã kháng thuốc ngay lần đầu tiên điều trị. Việc không thể tiêu diệt được vi khuẩn HP khiến nguy cơ bệnh nhân đối diện với ung thư rất lớn.

Báo động tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, Việt Nam có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-tá tràng và ung thư dạ dày. Cụ thể là 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 75-85% trong bệnh loét dạ dày-tá tràng; còn trong biến chứng thủng do loét dạ dày tá tràng thì sự hiện diện của HP chiếm từ 80-95% trường hợp.

Điều đáng nói, hiện nay tình trạng bệnh nhân bị viêm dạ dày do dương tính với HP bị kháng thuốc ngày càng nhiều, thậm chí có trường hợp mới điều điều trị lần đầu tiên đã bị kháng thuốc, khiến các bác sĩ “ bó tay”.

Mới đây nhất, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã phát hiện một trường hợp bị kháng thuốc ngay lần đầu tiên điều trị vi khuẩn HP. Bệnh nhân là chị Trần Thị C. (25 tuổi, ngụ ở Tiền Giang).

PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCMcho biết bệnh nhân C. đến khámtiêu hóa tại bệnh viện với các triệu chứng đau bụng, đau lan ra sau lưng, cảm giác nóng rát sau xương ức, buồn nôn…

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm dạ dày, HP dương tính, điều trị HP theo phác đồ lần 1. Sau đó 1 tuần bệnh nhân tái khám nhưng các triệu chứng vẫn như cũ không thuyên giảm. Bệnh nhân được cho chỉ định nội soi dạ dày, PY Test, xét nghiệm HP huyết thanh (CIM và IgG). Kết quả cho thấy bệnh nhân vẫn viêm dạ dày, HP dương tính. Mẫu thử HP được làm kháng sinh đồ và phát hiện là kháng thuốc.

“Việc kháng thuốc của bệnh nhân này có rất nhiều nguyên nhân, có thể do chính vi khuẩn HP kháng thuốc ở người bệnh khi điều trị lần đầu tiên hoặc do bệnh nhân này quá lạm dụng kháng sinh trong quá trình điều trị các bệnh thông thường khác. Qua khai thác bệnh sử, chúng tôi phát hiện bệnh nhân này quá lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh thông thường như: viêm họng, cảm cúm… bác sĩ Hoàng nói.

Theo phân tích của bác sĩ Hoàng nguyên nhân khiến cho việc gia tăng tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn HP là do bệnh nhân không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách uống thuốc, do sợ tác dụng phụ của kháng sinh, hoặc sợ phải uống số lượng thuốc quá nhiều.

“Vi khuẩn HP đề kháng với các kháng sinh đang sử dụng do việc lạm dụng và sử dụng tùy tiện kháng sinh. Axít trong dạ dày quá nhiều làm cho kháng sinh bị phá hủy hoặc mất tác dụng hoặc do chuyển hóa ở gan làm cho các thuốc ức chế tiết axít bị giảm tác dụng. Việc kháng thuốc không điều trị được vi khuẩn HP sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư”, bác sĩ Hoàng giải thích.

Cần một phácđồ điều trị mới

Theo bác sĩ Hoàng, vi khuẩn HP sống trong dạ dày thích nghi với môi trường nên kháng sinh rất khó phát huy tác dụng. Kháng sinh khi uống vào gặp môi trường axit trong dạ dày thì thuốc sẽ bị hủy và giảm tác dụng. Chính vì vậy, phác đồ điều trị vi khuẩn HP ít nhất phải phối hợp với 2 loại kháng sinh, kết hợp thêm thuốc giảm tiết axit mạnh (thuốc ức chế bơm proton). Thuốc này giúp giảm axit trong dạ dày, giúp cho kháng sinh uống vào tăng tác dụng tốt nhất.

Phác đồ đầu tiên và hiệu quả là phác đồ bộ ba: PPI, Amoxicilin, Clarithromycin kết hợp thêm với Omeprazol. Thờigian đầu hiệu quảđiều trị đạt trên 80- 90% nhưng sau 30 năm phác đồ này có khuynh hướng bị giảm tác dụng.

“Tình hình kháng thuốc ở vi khuẩn HP tùy theo từng quốc gia. Ở các nước như Mỹ, châu Âu, tỷ lệ kháng của Clarithromycin rất thấp, do vậy các nước đó vẫn khuyến cáo sử dụng thuốc này, nhưng vùng Đông Nam Á mà đặc biệt là Việt Nam tỉ lệ kháng thuốc này cao là do việc lạm dụng, sử dụng tùy tiện kháng sinh”, bác sĩ Hoàng cho biết.

Do đó có thể có một phácđồ điều trị hiệu quả, bác sĩ Hoàng cho rằng, cần phải xây dựng theo từng đối tượng, nếu người trẻ bị đau dạ dày thì không cần thiết phải nội soi ngay mà có thể dùng những biện pháp đơn giản như thử máu, kiểm tra hơi thở để chẩn đoán có bị nhiễm HP hay không, còn đối với những người bệnh lớn tuổi hoặc đã đau dạ dày lâu ngày, đau nhiều thì cần tầm soát bằng nội soi.

Phương pháp để chẩn đoán việc kháng thuốc của vi khuẩn HPlà nội soi dạ dày, lấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vi khuẩn phù hợp với loại thuốc nào để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, không kéo dài thời gian điều trị của người bệnh.

“Trước mắt, người nhiễm vi khuẩn HP cần tránh đồ chua cay, tránh ăn mặn, nên dùng củ nghệ vì có tính chất bảo vệ chống ung thư, làm lành những tổn thương trong viêm loét bao tử. Khi có tác dụng phụ, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có điều chỉnh kịp thời.

Các bác sĩ cần cập nhật thông tin liên tục về tình hình đề kháng thuốc để tránh các thuốc có tỉ lệ kháng cao, sử dụng các loại thuốc còn hiệu quả và nếu biết người bệnh đã thất bại trong điều trị các loại thuốc thông dụng thì cần chỉ định nội soi để làm kháng sinh đồ, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất”, bác sĩ Hoàng khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP đối diện với nguy cơ ung thư do kháng thuốc