Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới vào ngày 8.2, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết thời gian qua do thời tiết giao mùa nên bệnh thủy đậu đã bùng phát khắp nơi và chuyển biến một cách phức tạp.

Bệnh thủy đậu gây biến chứng nặng ở người lớn sẽ rất nguy hiểm

Hải Yến | 09/02/2017, 09:12

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới vào ngày 8.2, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết thời gian qua do thời tiết giao mùa nên bệnh thủy đậu đã bùng phát khắp nơi và chuyển biến một cách phức tạp.

Nếu như trước đây bệnh thủy đậu chỉ đa số các em nhỏ bịmắc thìhiện nay nó đã lây lan nhiềusang cả người lớn. Bệnh thủy đậu bắt đầu bùng phát và ra tăng số người mắc từ trước Tết Nguyên đán. Thời điểm tháng 1.2017 số bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu nhập viện điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện E... gia tăng đáng kể.

Đến thời điểm hiện tại, sốbệnh nhân là người lớn nhập viện điều trị domắc bệnh thủy đậu bất ngờ tăng mạnh so với trước đó. Thậm chí một số người đã tiêm phòng thủy đậu nhưng vẫn mắc bệnh. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch. Cũng giống như sởi và một số bệnh khác do vi rút, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông-xuân hằng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất. Ngoài ra, người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh và lây chéo từ người khác. Đa số người mắc chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin rồi vẫn mắc bệnh.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Vũ Mạnh Cường (Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện E, Hà Nội) cho biết thời gian gần đây bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị 25 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó không ít trường hợp người lớn bị thủy đậu nhưng chủ quan nên đã bị biến chứng, thậm chí nhiễm trùng, rất dễ gây tử vong. Mới đây, bệnh nhân T.H (30 tuổi) trú tại quận Nam Từ Liêm đã nhập viện trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân. Qua thăm khám cho bệnh nhân H, các bác sĩ thấy bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nổi hết toàn thân, đau đầu, mệt mỏi do đó đã yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị và theo dõi biến chứng bệnh.

Qua khai thác tiền sử của bệnh nhân H, được biết bệnh nhân bị mắc thủy đậu từ ngày 5.2. Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, đa lứa tuổi, đa hình thái (có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng, nốt mới mọc, nốt mọc lâu…). Trước đó, con của bệnh nhân này mới 2 tuổi cũng bị mắc thủy đậu và đã được điều trị khỏi ngày 31.1.2017. Con bệnh nhân cũng bị lây bệnh từ các bạn học trường mầm non.

Trước đó cũng có rất nhiều trường hợp người lớn nhập viện do bị thủy đậu lây lan. Ngay trong ngày 8.2, tại Bệnh viện Nhi trung ương đã ghi nhận có 3 trường hợp bệnh nhi nhập viện do bị thủy đậu và khi được hỏi thì người nhà cho biết các cháu bị lây thủy đậu ở trường học nhưng không biết, về nhà ủ bệnh 3-4 ngày rồi mới phát bệnh. Giờ đã có mẹ và bác các cháu cũng bị lây, đang điều trị ở một bệnh viện gần nhà.

Xuất hiện quanh năm nhưng bệnh thủy đậu thường rộ lên trước tết âm lịch 1tháng và kéo dài sau tết vài tháng. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo bác sĩ Trần Thị Thu Hương (Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương), thủy đậu là bệnh do nhiễm vi rútgây ra, có thể lây, chủ yếu qua dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch các nốt phỏng nước trên da vỡ ra. Bệnh có thể trởthành dịch nếu như không có hướng điều trị, phòng bệnh kịp thời. Bệnhcó thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học...

Bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm trùng thì có thể có dịch mủ đục sau đó để lại sẹo. Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi... Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng... dễ diễn biến bệnh nặng và biến chứng.

Cách đây vài năm, thông tin một bác sĩ mắc bệnh thủy đậu tử vong làm nhiều người giật mình và hoang mang vì lâu nay chỉ có trẻ em mới bị mắc bệnh thủy đậu, còn người lớn có mắc bệnh cũng không sao. Theo chia sẻ của các bác sĩ, bệnh thủy đậu nếu biết cách chữa thì khá đơn giản, nhưng nếu chủ quan để bị nhiễm trùng ở các nốt đậu thì sẽ rất khó lành, sẽ gây tử vong nếu không điều trị đúng cách, kịp thời. Nếu người lớn bị thủy đậu, không chữa đúng thì vết thương sẽ ăn sâu, lan rộng có thể để lại nốt sẹo rỗ mặt gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...

Theo PGS-TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nếu người lớn chưa tiêm phòng thì cần tiêm phòngvắc xin cẩn thận trong khoảng thời gian giao mùa này vì đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.Khi phát hiện bị nhiễm bệnh thủy đậu cần uống thuốc theo đơn. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em. Đáng lưu ý,nếu phụ nữ đang mang thai dưới 20 tuần bị thủy đậu thì sinh con ra sẽ có một tỷlệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Các biểu hiện của hội chứng này có thể là: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần... Với những người mẹ bị thủy đậu trong khoảng thời gian trước sinh năm ngày đến sau sinh 48 giờ, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh thủy đậu gây biến chứng nặng ở người lớn sẽ rất nguy hiểm