Cho rằng cơ địa của bệnh nhân T. quá mẫn cảm nên đã tái sốc phản vệ, dù các bác sĩ đã điều trị hiệu quả, bệnh nhân tỉnh táo trở lại nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng sốc phản vệ nặng hơn rồi dẫn đến tử vong.

Bệnh viện An Sinh suýt khen thưởng cho kíp trực

Hồ Quang | 24/04/2018, 17:46

Cho rằng cơ địa của bệnh nhân T. quá mẫn cảm nên đã tái sốc phản vệ, dù các bác sĩ đã điều trị hiệu quả, bệnh nhân tỉnh táo trở lại nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng sốc phản vệ nặng hơn rồi dẫn đến tử vong.

Ngày 24.4 chia sẻ với báo chí về trường hợp nữ bệnh nhân L.N.T (30 tuổi) bị tử vong sau khi tiêm thuốc điều trị dị ứng tại Bệnh viện An Sinh (TP.HCM), bác sĩ Lưu Tuấn Khang - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện An Sinh cho rằng ông rất ngạc nhiên về tình trạng sốc phản vệ của bệnh nhân T. vì theo y văn, dị ứng đường tiêu hóarất ít gây ra sốc phản vệ.

Bác sĩ Khangcho biết tình trạng sốc phản vệ của bệnh nhân này rất đặc biệt, vì sau khi được kíp trực điều trị sốc phản vệ thành công bệnh nhân lại tiếp tục bị sốc phản vệ nữa.

“Sau khi kíp trực cứu chị T. thoát khỏi tình trạng sốc phản vệ, vượt qua cơn nguy kịch, bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện và ăn cháo bình thường, sáng 19.4 tôi đang định báo ban giám đốc khen thưởng kíp trực nhưng sau đó nhận tin bệnh nhân lại tiếp tục sốc phản vệ trở lại”, bác sĩKhang cho hay.

Theo bác sĩ Khang, khoảng 18 giờ ngày 18.4, bệnh nhân T. được chồng đưa đếnkhoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng ngứa đỏ da, nổi mề đay sau khi ăn tôm, cua, thịt bò trước đó.

Lúc đó chị T. tiếp xúc tốt, bác sĩ đã thăm khám, chẩn đoán sơ bộ ban đầu là bệnh nhân bị dị ứng thức ăn và điều trị theo hướng chống dị ứng với thuốc Lactate Ringer 500ml, Solu-medrol 125mg, Rupafin 10mg – bác sĩ Khang nói.

Tới 19 giờ 30 cùng ngày, bệnh nhân than ngứa toàn thân, bác sĩ tiêm thêm một ống Zantac 50mg viên và cho uống viên chống dị ứng Chlorpheniramine 4mg. Sau 30 phút bệnh nhân than khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay toàn thân, có dấu hiệu tụt huyết áp, mạch và nhịp thở tăng nhanh.

Lúc này kíp trực đã nghĩ đến bệnh nhân bị sốc phản vệ từ đường tiêu hóanên nhanh chóng tiêm dưới da ½ ống adrenaline (loại 1mg/1ml). Tuy nhiên, tình trạng người bệnh diễn tiến xấu hơn. Bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc phản vệ độ 4dẫn tới ngưng tim ngưng thở.

Các bác sĩ tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, xốc điện 3 lần kết hợp với dùng adrenaline (5 phút dùng 1 ống) và các loại thuốc khác. Đến 23 giờ 30 cùng ngày bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục, tỉnh táo, nói chuyện và ăn cháo được.

Tuy nhiên đến 8 giờ ngày 19.4, bệnh nhân T. lại than mệt, khó thở, môi tím, da xanh. Bác sĩ trực cho dùng thuốc chống dị ứng Solu-medrol.Sau 15 phút tình trạng người bệnh chuyển xấu, nên đã được tăng liều adrenaline.

Tiến hành hội chẩn kíp bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị phù phổi cấp tổn thương, sốc phản vệ độ 4, tiên lượng rất nặng. Lãnh đạo bệnh viện đã liên hệ với Bệnh viện Nhân 115 và đồng ý chuyển bệnh nhân qua bên đó điều trị.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng tỉnh, huyết áp 120/80 mmHg, mạch 110 lần/phút, nồng độ oxy trong máu là 100%, đang thở máy và truyền adrenaline kết hợp với dopamin. Sau gần 1 ngày cấp cứu tại Bệnh viện nhân dân 115, tình trạng bệnh nhân T. không chuyển biến nên gia đình đã xin đưa về, lo việc mai táng.

“Toàn bộ quy trình cấp cứu sốc phản vệcho bệnh nhân này được chúng tôi thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành. Khi nghe nữ bệnh nhân bị tái sốc phản vệ, tôi có xuống khoa và nhận thấy tình trạng rất nguy kịch. Dù chuyển qua bệnh viện 115 nhưng cũng rất khó cứu chữa”, bác sĩ Khang chia sẻ.

Bác sĩ Khang cho rằng việc gia đình chị T. bức xúc cũng là điều dễ hiểu, vì chị này vào viện với các triệu chứng bệnh thông thường. Kíp trực cũng chẩn đoán dị ứng do thức ăn và điều trị theo hướng này.

Khi hay tin chị T. mất, bệnh viện có gọi cho chồng của bệnh nhân với mong muốn tới chia buồn, động viên gia đình nhưng có lẽ vì bận công việc nên gia đình chưa đồng ý để bệnh viện tới.

Hiện vụ việc đã được Hội đồng khoa học bệnh viện An Sinh họp, xem xét quá trình chẩn đoán, cấp cứu nữ bệnh nhân. Bệnh viện cũng đã gửi bệnh án đã niêm phong cùng biên bản họp cho Sở Y tế TP.HCM xem xét.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện An Sinh suýt khen thưởng cho kíp trực