Vừa qua, một lá thư điện tử của chính Trưởng phòng chính sách Bảo hiểm Y tế - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) chỉ đạo tuyến dọc cho trưởng phòng giám định BHXH 63 tỉnh thành không đưa dạng đóng gói ống nhựa của các dạng thuốc, nước cất ống nhựa do Việt Nam sản xuất vào kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2016.

BHXH chặn đường tiêu thụ của thuốc nội

Hà Nhi | 26/07/2016, 14:09

Vừa qua, một lá thư điện tử của chính Trưởng phòng chính sách Bảo hiểm Y tế - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) chỉ đạo tuyến dọc cho trưởng phòng giám định BHXH 63 tỉnh thành không đưa dạng đóng gói ống nhựa của các dạng thuốc, nước cất ống nhựa do Việt Nam sản xuất vào kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2016.

Chính điều này đã làm dấy lên nghi vấn liệu chỉ đạo "ngầm" này có nhằm mục đích loại thuốc nội khỏi thị trường nhằm đưa vị trí độc tôn của thuốc ngoại?

Loại bỏ thuốc được thanh toán BHYT, trưởng phòng được lợi gì?

Tháng 4.2016, ông Phạm Lương Sơn - khi đó đang là Trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế (BHYT) của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hiện đang là Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Việt Nam - gửi thư điện tử(email) cho trưởng phòng giám định bảo hiểm thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước để chỉ đạo các nội dung liên quan tới kế hoạch đấu thầu thuốc bệnh viện năm 2016.

Đáng lưu ý, emai được sử dụng là gmail – một dịch vụ thư điện tử miễn phí và phổ biến, chưa được khuyến khích sử dụng trong hoạt động quản lý hành chính ở Việt Nam. Trong email, ông Sơn chỉ đạo với tư cách đại diện cho Ban thực hiện Chính sách BHYT, nhưng nội dung lại không thể hiện ý kiến tập thể Ban chính sách hay ý kiến của BHYTVN.

Một trong những email chỉ đạo ngầm của Phó giám đốc BHXHVN Phạm Lương Sơn và ông Sơn gọi thuốc tiêm ống nhựa là “độc quyền giá cao”, “lạm dụng quỹ” trong khi Bộ Y tế cấp phép cho một doanh nghiệp đãtiên phong sản xuất sản phẩm đóng gói ống nhựa công nghệ mới được các bệnh viện nhanh chóng sử dụng thay thế hàng nhập ngoại của Ấn Độ

Theo đó, ông Sơn chỉ đạo 63 tỉnh thành về việc lập kế hoạch đấu thầu thuốc 2016 đối với nước cất ống nhựa, thuốc tiêm ống nhựa, thuốc Cerebrolyzate, Gliatilin. Nội dung chỉ đạo như sau: “Ban CSYT đề nghị các đồng chí thành phần giám định chỉ đạo cán bộ tham gia vào Hội đồng xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2016 không đưa dạng đóng gói “ống nhựa” của các loại thuốc vào kế hoạch đấu thầu.

Tạm thời chưa đưa thuốc Cerebrolizate vào kế hoạch đấu thầu; kiểm soát chặt chẽ việc chỉ định thuốc Gliatilin (hoạt chất Choline Alfoscerate)".Và lá thư này được gửi trước thời gian duyệt danh mục đấu thầu thuốc 2016-2017 nhằm loại bỏ Gliatilinelà một vấn đề đáng nghi vấn?

Điều đáng nói,sản phẩm mang tính sáng chế Gliatilin bị chỉ tên là sản phẩm nằm trong top 20 sản phẩm dược có chi phí lớn cũng là điều hết sức bất hợp lý, vì chi phí phải trả cho sản phẩm Cerebrolysin gấp đến 7-10 lần. Trong đó, hoạt chất Choline Alfoscerate có trong sản phẩm Gliatilin hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được nên việc loại Gliatilin khỏi doanh mục đấu thầu đồng nghĩa với việc đã triệt tiêu cơ hội sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho thuốc nhập ngoại tiếp tụcduy trì vị thế độc tôn ngay trong các danh mục thuốc của các bệnh viện trên cả nước.

Liên lạc với ông Phạm Lương Sơn, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới nhận được câu trả lời rằng: “Trong danh sách20 loại thuốc được chỉ địnhnày là 20 thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất nhưng 19 thuốc kia là thuốc chữa bệnh còn Gliatilin là dạng bổ trợ. Tôi yêu cầu các tỉnh tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc này để chống lãng phí. Nếu nó (Gliatilin) chỉ định sử dụng cho đột quỵ, tai biến mạch máu não thì không bao giờ nó có giá trị lớn đến như thế. Tôi chỉ yêu cầu các tỉnh tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc này để chống lãng phí. Đây là một trong 20 loại thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, thế là lãng phí?".

Lý do của việc đưa ra chỉ đạo này, là do hiện có rất nhiều thuốc đóng gói bằng ống nhựa độc quyền trong cung ứng thuốc có giá cao bất hợp lý so với dạng ống thủy tinh.

Những sản phẩm Việtbị nêu tên trong thư chỉ đạo loại bỏ khỏi danh mục đấu thầu

Với trả lời như trên, ông Sơn đã “thay mặt” cả Bộ Y tế đưa ra khái niệm thuốc chữa bệnh và thuốc bổ trợ vì Gliatilin là dạng bổ trợ nên bị khuyến cáo kiểm soát chặt chẽ, không được cho dùng. Vậy Thông tư 40, mục 477, 478, 479 do Bộ Y tế ban hành ghi rất rõ là điều trị đột quỵ là sai?

Ông Sơn lấy tư cách chuyên môn cá nhân để bác lại cả 1 thông tư, để đưa khái niệm hoàn toàn mới, cho phép 1 thuốc được bảo hiểm thanh toán hay loại bỏ?Vì Cerebrolizate là sản phẩm được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu chuyến và được phép lưu hành trong thời gian quota còn hiệu lực nên không có cơ sở để đưa ra một lập luận mập mờ “không có số đăng ký, có thành phần tương tự như Cerebrolysin)"

Như vậy, một đằng Ban Thực hiện chính sách BHYT chỉ đạo BHYT các địa phương phải “không mua” thuốc chứa trong dạng ống nhựa, nhưng đằng khác, ban này lại yêu cầu cán bộ “chỉ ghi chung” trong danh mục thuốc đấu thầu là thuốc tiêm dạng ống/lọ/chai (tức là không thể hiện đặc tính vỏ là thủy tinh hay nhựa), để không “lộ” việc “không mua” này.Khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, hiện Việt Nam chỉ có vài ba doanh nghiệp đã và sắp sản xuất mới đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc đựng trong ống nhựa. Trước đó, Việt Nam hoàn toàn nhập khẩu thuốc tiêm, nước cất ống nhựa từ Ấn Độ.

Bảo vệ ống thủy tinh đầy nguy hiểm, tiếp tay cho ống nhựa nhập khẩu giá cao

Lấy lý do lạm dụng quỹ, BHXHVN cho rằng: "Theo tính toán của BHXH Việt Nam, chỉ riêng năm 2015, tổng giá trị nước cất dạng ống nhựa trúng thầu cao gấp 2 lần so với năm 2014, chênh lệch giữa 2 loại vỏ này lên đến 15 tỷ đồng”. Tuy nhiên, cũng từ con số của BHXHVN cung cấp thì năm 2014 chỉ có 8 tỉnh trúng thầu ống nhựa và năm 2015 đã có 22 tỉnh trúng thầu ống nhựa, thì con số 15 tỷ được BHXHVN dùng làm cơ sở cho việc lạm dụng quỹ lại “gậy ông đập lưng ông”.

BHXHVN là cơ quan quản lý quỹ nhưng lãnh đạo BHXHVN lại hạn chế trong việc tính toán một phép chia thông thường doanh số trên quy mô sử dụng sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt của các bệnh viện cũng như khủng hoảng truyền thông xấu, đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp.

Nếu như năm 2014 chỉ có 8 tỉnh trúng thầu nước cất ống nhựa của Ấn Độ thì một năm sau ( năm 2015) 22 tỉnh đã trúng thầu sản phẩm của Việt Nam, cho thấy nhu cầu sử dụng lớn của các bệnh viên và xu hướng tất yếu của sản phẩm công nghệ cao trong điều trị.

Phát ngôn của ông Sơn đặc biệt trở nên kịch tính khi gắn từ “lạm dụng quỹ" nhập nhèm gắn với sự kiểm tra một vài trường hợp khác được phát hiện vi phạm tại các bệnh viện không có sự liên quan đến việc các bệnh viện đấu thầu sản phẩm đóng gói ống nhựa. Doanh nghiệp Việttham gia đấu thầu hoàn toàn theo quy trình minh bạch nên việc quy kết doanh nghiệp“lạm dụng ” ở đây là phi lý và sự tiêu cực nếu có là ở chỗ chỉ đạo ngầm, thiếu đúng đắn, luật hay quy trình đấu thầu còn kẽ hở.

Sản phẩm đóng gói do Việt nam sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn 1 năm sản xuất đã nhanh chóng được ủng hộ thay thế sản phẩm nhựa hàng Ấn Độ từ phạm vi 8 tỉnh lên đến 22 tỉnh sử dụng, thay vì doanh nghiệptrong nước được hoan nghênh đã tiên phong đầu tư công nghệ, tạo sự chuyển đổi xu hướng sản xuất, mở ra sự cạnh tranh hàng nội và hàng ngoạivà khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước tiếp sau nhằm tạo cạnh tranh giảm giá thành sản phẩm thay thế công nghệ cũ, ông Sơn đã lên tiếng trên hệ thống truyền thông quốc gia mang tính định hướng rằng: “Đây là sản phẩm độc quyền giá cao”, “lạm dụng quỹ và tôi là người giữ quỹ, tôi kiên quyết bảo vệ quỹ vì những người có sổ bảo hiểm y tế”.

Việc đơn phương "Tẩy chay sản phẩm đóng gói ống nhựa" là một sự ngang nhiên, đi ngược lại xu hướng mới của công nghệ, đi ngược lại luật đấu thầuvà qua mặt Bộ Y tế...kết liễu sản phẩm tiên phong công nghệ của ngành dược Việt Nam.

Là người “giữ quỹ” theo kiểu bảo hiểm vật chất, ông Sơn mơ hồ chuyên môn khi phát biểu trên kênh truyền thông quốc gia: “Thực tế vỏ nhựa hay thủytinh chỉ là công nghệ làm vỏ, chất lượng sản phẩm đều đã được kiểm định đảm bảo chất lượng mới được lưu hành, nước cất vỏ thủytinh rất dễ bẻ, chưa có nhân viên y tế nào đứt tay vì điều này. Về xử lý rác thải, công nghệ xử lý rác thải thủytinh dễ dàng, rẻ tiền và bảo vệ môi trường hơn công nghệ xử lý rác thải nhựa”.

Thực tế, chuyên môn y tế không thuộc phạm vi chuyên trách của ông Sơn- người “giữ quỹ”, mà thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Y tế. Hơn ai hết lãnh đạo BHXHVN phải hiểu rõ thẩm quyền trách nhiệm của mình và việc lựa chọn sản phẩm dùng trong điều trị phải do cơ sở khám chữa bệnh quyết định để đáp ứng được Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 công bố các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn, trong đó có hướng dẫn tiêm an toàn hay hay Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 về quy định về quản lý chất thải y tếdo Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành xếp mảnh vỡ thủy tinh là “chất thải lây nhiễm sắc nhọn” loại A trong chất thải nguy hại và lây nhiễm, phải xử lý đặc biệt.

Nhờ có chỉ đạo của lãnh đạoBHXH - ông Phạm Lương Sơn, Cerebrolysin sẽ “vô tình” tiếp tục độc tôn tại Việt Nam với giá cao và người tiêu dùng tiếp tục bị sử dụng các loại thuốc giá đắt khi thuốc này không được thanh toán BHYT

Ông Sơn cũng cần hiểu rằng, chất thải là các vật liệu nhựa xếp loại chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế. Vì thiếu sự nghiên cứu, ông Sơn đã chỉ đạo tuyến dọc trưởng phòng giám định BHYT không cho các sản phẩm thuốc tiêm và nước cất ống nhựa vào danh mục đấu thầu theo yêu cầu đặt mua của bệnh viện, đi ngược chỉ đạo của ngành Y tế, đi ngược với xu hướng phát triển và định hướng của ngành Dược.Với chỉ đạo của ban thực hiện chính sách BHYT, vô hình trung các nhà sản xuất thuốc tiêm ống nhựa, nước cất ống nhựa trong nước đều bị lẳng lặng loại khỏi vòng chấm thầu thuốc bệnh viện, đe dọa sự sống sót của doanh nghiệp tiên phong cũng như ngăn cản sự đầu tư của các doanh nghiệp khác, tạo cơ hội cho các sản phẩm nhập khẩu cùng loại của nước ngoài.

Cùng với việc kết liễu dây chuyền công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm nước cất, thuốc tiêm, Parafin ống nhựa...ông Sơn cũng đe dọa sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ sản xuất sản phẩm đóng gói ống nhựa sắp ra lò như Traphaco, Imexpharm...

Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hà Nhi- Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BHXH chặn đường tiêu thụ của thuốc nội