Bắc Kinh phủ nhận quân đội Trung Quốc đặt dây cáp quang ở biên giới với Ấn Độ.

Bị Ấn Độ cáo buộc đặt mạng lưới cáp quang ở biên giới, Trung Quốc chối bay: Vì sao?

15/09/2020, 17:26

Bắc Kinh phủ nhận quân đội Trung Quốc đặt dây cáp quang ở biên giới với Ấn Độ.

Các binh sĩ quân đội Ấn Độ trên đỉnh chiếc xe ở đường cao tốc dẫn đến Ladakh ngày 2.9 - ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh hôm 15.9 bác bỏ thông tin từ báo chí rằng quân đội Trung Quốc đang đặt cáp quang tại một điểm tranh chấp ở biên giới với Ấn Độ.

Theo trang RT, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Uông Văn Bân nói với các phóng viên rằng hai nước sẽ giữ liên lạc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự.

Hôm qua, các quan chức Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đang đặt mạng lưới cáp quang tại một điểm giao cắt phía tây Himalaya với Ấn Độ.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hai nước vừa thực hiện các cuộc đàm phán cấp cao nhằm giải quyết tình trạng bế tắc trong khu vực.

Những sợi dây cáp quang như vậy có thể cung cấp cho quân đội tiền phương đường liên lạc an toàn tới các căn cứ ở hậu phương. Một quan chức cấp cao Chính phủ Ấn Độ cho biết gần đây đã phát hiện chúng ở phía nam của hồ Pangong Tso thuộc vùng Himalaya của Ladakh (Ấn Độ). Tuy nhiên, ông Uông Văn Bân phủ nhận lời cáo buộc, nói rằng Trung Quốc hy vọng Ấn Độ có thể thực hiện những nỗ lực cụ thể để giúp giảm leo thang căng thẳng biên giới.

Hàng ngàn binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc được hỗ trợ bởi xe tăng, máy bay đang rơi vào một tình thế bế tắc khó chịu dọc theo một chiến tuyến dài 70 km. Hai bên đều cáo buộc nước kia làm leo thang căng thẳng.

Một quan chức Ấn Độ hôm thứ 14.9 cho biết hai bên không có sự rút lui hoặc tiếp viện đáng kể nào và mọi chuyện vẫn căng thẳng như trước đó kể từ khi ngoại trưởng hai nước gặp nhau vào tuần trước.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (giữa), Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar (trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chụp ảnh chung trong cuộc họp tại Moscow ngày 10.9 - ảnh: Reuters

Theo Reuters, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ - Subrahmanyam Jaishankar đã gặp nhau tại Moscow hôm 10.9 và đạt được đồng thuận 5 điểm, gồm cả các thỏa thuận rằng tình hình biên giới hiện tại không có lợi cho họ và quân đội hai bên cần nhanh chóng gỡ bỏ, giảm bớt căng thẳng. Sự đồng thuận được đưa ra bên lề cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sau cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước đông dân nhất thế giới ở khu vực biên giới, phía tây dãy Himalaya.

Nỗi lo lớn nhất của Ấn Độ là "Trung Quốc đã đặt cáp quang để liên lạc tốc độ cao", một quan chức nước này nói và đề cập đến bờ phía nam hồ Pangong Tso, nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc chỉ cách nhau vài trăm mét ở một số điểm.

Cáp quang cung cấp khả năng bảo mật thông tin liên lạc cũng như gửi dữ liệu như hình ảnh và tài liệu.

Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ ngày 8.9 nổ một loạt súng chỉ thiên trong một cuộc đối đầu, vi phạm giao thức lâu nay là không sử dụng súng ở khu vực biên giới nhạy cảm. Năm 1996, hai nước ký một thỏa thuận cấm dùng súng và chất nổ dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Song, Chính phủ Ấn Độ cho rằng chính lính tuần tra Trung Quốc đã xả súng.

Ấn Độ thông báo 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng tại Thung lũng Galwan vào ngày 15.6 trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc. Trong khi phía Trung Quốc chưa tiết lộ con số thương vong về phía mình.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Tesla có thể tiến vào thị trường Ấn Độ
Đài CNN đưa tin tỷ phú Elon Musk dự kiến sang Ấn Độ vào tuần tới. Ông sẽ nhân chuyến thăm công bố kế hoạch xây nhà máy Tesla ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Ấn Độ cáo buộc đặt mạng lưới cáp quang ở biên giới, Trung Quốc chối bay: Vì sao?