Nga hiện nay bị đánh giá là một trong những quốc gia kém thân thiện nhất với người đồng tính. Năm 2013, đạo luật “cấm tuyên truyền đồng tính cho lứa tuổi vị thành niên” do Tổng thống Vladimir Putin ký phê duyệt đã tạo ra một làn sóng chống đối mạnh mẽ nhóm người này tại xứ sở bạch dương. Mặc dù vậy, ít ai biết rằng trong quá khứ Nga từng là một vùng đất lý tưởng cho người đồng tính sinh sống. Vậy điều gì đã xảy ra?

Bí ẩn lịch sử của người đồng tính tại Nga

Chí Thiện | 22/06/2018, 06:56

Nga hiện nay bị đánh giá là một trong những quốc gia kém thân thiện nhất với người đồng tính. Năm 2013, đạo luật “cấm tuyên truyền đồng tính cho lứa tuổi vị thành niên” do Tổng thống Vladimir Putin ký phê duyệt đã tạo ra một làn sóng chống đối mạnh mẽ nhóm người này tại xứ sở bạch dương. Mặc dù vậy, ít ai biết rằng trong quá khứ Nga từng là một vùng đất lý tưởng cho người đồng tính sinh sống. Vậy điều gì đã xảy ra?

Thời kỳ Sa hoàng

Đồng tính luyến ái nữ chưa bao giờ bị xem là tội phạm ở Nga hay Liên bang Xô Viết. Ngược lại, đồng tính luyến ái nam phải đối mặt với nhiều sự đàn áp.

Dưới thời của giáo hội Chính thống giáo Đông phương vào thế kỷ 15 và 16, hành vi quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông bị xem là tội lỗi. Thế nhưng các tín đồ có thể dễ dàng thú tội và hiếm khi bị trừng phạt.

Năm 1716, Peter Đại đế quyết định hiện đại hóa đế quốc của mình. Ông thêm vào một điều khoản chống lại người đồng tính nam trong các điều khoản quân sự của mình. Cụ thể, quan hệ tình dục đồng giới sẽ bị kiểm điểm nhưng hiếp dâm đồng tính thì bị xử tử hoặc tù chung thân.

Peter Đại đế

Peter Đại đế đã cố gắng mở rộng luật cấm này sang cho dân thường nhưng bất thành. Hơn một thế kỷ sau, Sa hoàng Nicholas I đã hiện thực hóa nó vào năm 1836.

Theo đó, người đồng tính sẽ bị lưu đày sang Serbia từ 4-5 năm và làm việc trong các trại tị nạn. Nếu so với những quốc gia châu Âu lân cận khác vào thời điểm đó thì đạo luật này của Nga vẫn còn khá dễ thở. Từ năm 1805 đến năm 1835, Anh đã treo cổ công khai 55 người đồng tính nam.

Sau khi bộ luật hình sự được cải cách vào năm 1903, khung hình phạt đã giảm đáng kể xuống còn 3 tháng tù giam. Việc truy tố cũng dần trở nên hiếm hoi và văn hóa đồng tính bắt đầu phát triển.

Các vĩ nhân đồng tính

Nhà soạn nhạc đại tài Tchaikovsky

Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893) được xem là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nước Nga. Thế nhưng ông vẫn bị đe dọa là sẽ đi tù vì chuyện đồng tính của mình. Mặc dù vậy, việc bỏ tù một anh hùng của đất nước dường như là một ý tưởng không thể chấp nhận được. Sau khi Tchaikovsky qua đời, thông tin ông là người đồng tính cũng bị che giấu.

Nadezhda Durova (1783-1866), một người phụ nữ ăn diện như một người đàn ông, đã chiến đấu anh dũng chống lại cuộc xâm lược của Napoleon vào năm 1807. Khi bị phát hiện, các tướng lĩnh đã ban phước lành cho hành động này và cho phép Durova tiếp tục phục vụ trong quân đội. Bà là người phụ nữ đầu tiên tham gia quân đội Nga và được đồn đoán là người đồng tính dù đã kết hôn.

Nadezhda Durova

Cuốn tiểu thuyết đồng tính đầu tiên sở hữu cái kết hạnh phúc được viết tại châu Âu chính là Wings (1906). Tác giả của nó là nhà văn người Nga Mikhail Kuzmin (1872-1936).

Dan Healey, giáo sư về lịch sử Nga hiện đại tại Đại học Oxford, cho biết: “Vào thời điểm đó, đồng tính luyến ái trong tầng lớp trung lưu có học thức ở Nga không phải là điều gì lớn lao. Ngược lại, nó khá phổ biến và được chấp nhận ở một mức độ nào đó”.

Sau cách mạng Tháng Mười

Năm 1917, đạo luật chống người đồng tính đã bị bãi bỏ cùng với toàn bộ luật hình sự của Sa hoàng.

Vào những năm 1920 và 1930, người lưỡng tính (Intersex) tại Nga được đối xử khá nhân đạo hơn so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các bác sĩ sẽ giúpxác định và trao cho họ toàn quyền quyết định lựa chọn giới tính của mình.

“Liên Xô khá tiến bộ về khía cạnh giới tính giống như hầu hết các quốc gia Tây Âu khác”, Dan Healey nói.

Moskva vào thập niên 1920

Tuy nhiên, hai thành phố lớn Moskva và St. Petersburg thì không thân thiện lắm đối với người đồng tính, khác với thủ đô Berlin của Đức vào thập niên 1920.

“Moskva không cởi mở như Berlin. Không hề có những nơi dành riêng cho người đồng tính và chính quyền thì mâu thuẫn về các nhóm thiểu số tình dục. Các nhà làm luật không muốn có một đạo luật chống người đồng tính nhưng cũng không chấp nhận sự giải phóng. Do đó, người đồng tính hiểu rõ họ phải cúi đầu xuống thấp một chút”, Dan Healey nói.

Hình thức đầu tiên của hôn nhân đồng giới

Nhà thơ nổi tiếng gốc Do Thái Sophia Parnok (1885-1933) là một người đồng tính. Bà có rất nhiều người tình như Marina Tsvetaeva, Lyudmila Erarskaya, Olga Tsuberbiller, Maria Maksakova, Nina Vedeneyeva… và hầu hết đều ăn diện khá nam tính. Đây được xem là một điều hoàn toàn bình thường vào những năm 1920 và 1930.

Sophia Parnok và người tìnhOlga Tsuberbiller

'Nếu là một phụ nữ Xô Viết mang tư tưởng cấp tiến, bạn sẽ ăn diện như một người đàn ông. Đây là một lợi thế cho những người đồng tính nữ”, Dan Healey nói.

Vào đầu những năm 1930, các nhà xuất bản lớn tại Nga đã bị đóng cửa và thơ của bạn chỉ có thể được in nếu như nhận được sự đồng ý từ chính quyền, đồng nghĩa với việc khâu kiểm duyệt sẽ chặt chẽ hơn nhiều. Thơ của Parnok không nói về chính trị nhưng vẫn được in rộng rãi.

Tháng 9 năm 1929, một cuộc họp thảo luận về chủ đề tình dục đồng giới đã được tổ chức với sự tham gia của các quan chức y tế, nhà tâm thần học và bác sĩ.

"Họ đã viết ra một đề xuất cho rằng một người phụ nữ ăn mặc nam tính hoặc tương tự như một người đàn ông sẽ có thể kết hôn với người bạn đời là phụ nữ của họ. Hay nói theo cách khác, họ đã đề xuất một hình thái của hôn nhân đồng giới”, Dan Healey cho biết.

Stalin

Dưới thời của Vladimir Lenin, người đồng tính công khai có thể phục vụ trong chính quyền. Thế nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi sau khi Stalin lên nắm quyền.

Stalin

Năm 1933, Stalin thêmđiều 121 vào bộ luật hình sự, nghiêm cấm đồng tính luyến ái nam với khung hình phạt cao nhất là 5 năm lao động khổ sai trong tù. Không có điều nào liên quan đến đồng tính luyến ái nữ. Các nhà quan sát phương Tây tin rằng chính quyền Liên Xô đã cầm tù từ 800 đến 1.000 người đàn ông mỗi năm theo điều 121.

Một số nhà sử học lưu ý rằng trong thời gian này, chính quyền Liên Xô còn mô tả đồng tính luyến ái giống như dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít. Điều 121 rất có thể chỉ một công cụ chính trị của Stalin nhằm chống lại những người bất đồng chính kiến cũng như Đức Quốc Xã.

Dù bất kỳ lý do nào, đồng tính luyến ái vẫn là một tội phạm hình sự nghiêm trọng tại Nga cho đến khi nó được bãi bỏ vào năm 1993.

Năm 1934, Harry Whyte – một người Anh theo chủ nghĩa cộng sản - đã viết một bức thư dài gửi cho Stalin lên án đạo luật và tác hại do nó gây ra. Trước đó, người yêu của ông ở Moskva đã bị cảnh sát bắt giữ. Bức thư chưa bao giờ được phản hồi chính thức. Và Harry Whyte cũng bị trục xuất trở về Scotland.

Nỗi thống khổ ở Gulag

Hàng ngàn người LGBT dưới thời Liên Xô đã bị đưa đến các trại lao động tập trung ở Gulag (Siberia), nơi họ chết vì lạnh hoặc đói.

Trại tị nạn ở Gulag

Rất dễ nhìn thấy những người đàn ông và phụ nữ đồng tính ở đó. Những người sống sót đã mô tả hầu hết phụ nữ tại Gulag đều phải cứng rắn lên như một cách để tồn tại. Trong khi đó, những người đàn ông nữ tính thì sẽ đóng vai “vợ” cho những người đàn ông nam tính hơn.

Vadim Kozim là một ngôi sao nhạc pop của Liên Xô với 17 bài hit ra mắt vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Một trong những bài hát của anh ấy miêu tả về “tầm quan trọng của tình bạn giữa những người đàn ông”. Kozim sau đó đã bị bắt và đưa đến Gulag.

Sau khi Stalin qua đời, Kozim đã cố gắng khởi động lại sự nghiệp của mình.

"Kozim có thể thực hiện vài buổi biểu diễn nhưng đã bị bắt lần nữa vì tội tình dục đồng giới vào năm 1969," Dan Healey nói. "Anh ấy sống ở một thị trấn xa xôi hẻo lánh ở Gulag cho đến khi qua đời vào năm 1994”.

Ngày nay

Một nhà hoạt động về quyền LGBT bị cảnh sát bắt giữ tại Moskva

Vào thập niên 1980, phong trào vận động quyền cho cộng đồng LGBT đã lan tỏa đến Nga. Các tạp chí dành riêng cho người đồng tính thay phiên nhau ra đời, thậm chí là ở Serbia. Năm 1993, Nga chính thức loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách tội phạm.

Thế nhưng mọi chuyện đã dần chuyển biến xấu kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin bước vào điện Kremlin. Đỉnh điểm là năm 2013 khi sắc lệnh “cấm tuyên truyền đồng tính cho trẻ vị thành niên” được ban hành.

Theo Dan Healey, người LGBT từ lâu đã là một phần của lịch sử Nga và là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nga.

"Tchaikovsky là đồng tính. Sophia Parnok là đồng tính hoặc song tính. Và còn có rất nhiều ví dụ khác từ văn học, âm nhạc cho đến nhiều lĩnh vực khác”, Dan Healey nói. “Một người Nga vẫn có thể thành công khi là người đồng tính”.

Mai Thảo (theo GSN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
31 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí ẩn lịch sử của người đồng tính tại Nga