Hình ảnh nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã gắn chặt với biểu tượng tình yêu của chị và nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Hình ảnh của hai con người tài hoa bạc mệnh đã khắc ghi vào bầu trời văn chương một ánh hào quang chói rạng. Tuy nhiên, có một khoảng đời trước đó, khi chị có một gia đình riêng với người chồng cũ, nghệ sĩ Violon Lưu Tuấn và con trai Lưu Tuấn Anh. Mối tình này tuy ngắn ngủi nhưng cũng ghi một dấu ấn sâu sắc với cuộc đời của chị.

Bí mật về hai cuộc hôn nhân của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh

Một Thế Giới | 26/11/2014, 20:29

Hình ảnh nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã gắn chặt với biểu tượng tình yêu của chị và nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Hình ảnh của hai con người tài hoa bạc mệnh đã khắc ghi vào bầu trời văn chương một ánh hào quang chói rạng. Tuy nhiên, có một khoảng đời trước đó, khi chị có một gia đình riêng với người chồng cũ, nghệ sĩ Violon Lưu Tuấn và con trai Lưu Tuấn Anh. Mối tình này tuy ngắn ngủi nhưng cũng ghi một dấu ấn sâu sắc với cuộc đời của chị.

Hình ảnh nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã gắn chặt với biểu tượng tình yêu của chị và nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Hình ảnh của hai con người tài hoa bạc mệnh đã khắc ghi vào bầu trời văn chương một ánh hào quang chói rạng. Tuy nhiên, có một khoảng đời trước đó, khi chị có một gia đình riêng với người chồng cũ, nghệ sĩ Violon Lưu Tuấn và con trai Lưu Tuấn Anh. Mối tình này tuy ngắn ngủi nhưng cũng ghi một dấu ấn sâu sắc với cuộc đời của chị.
Bí mật ít biết về cuộc hôn nhân đầu tiên của nữ sĩ
Người chồng đầu tiên của nữ sĩ Xuân Quỳnh là một người đàn ông tài năng của Đoàn văn công nhân dân trung ương - Nghệ sĩ Violon Lưu Tuấn. Chia sẻ về cuộc hôn nhân ngắn ngủi với người vợ nổi tiếng của mình, ông cho biết "Quỳnh là người phụ nữ thông minh, hóm hỉnh. Đối với tôi, cô ấy là người tài sắc vẹn toàn. Trước khi là vợ chồng, chúng tôi là đồng nghiệp, cô ấy là diễn viên múa, còn tôi là nhạc công kéo violon. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp ở Nhà hát ca múa nhạc, cùng có những chuyến lưu diễn ở trong nước, nước ngoài. Việc hai người không ở được với nhau cũng là duyên số. Tôi biết một phần lỗi do mình, tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Thời còn sống chung, tôi là người chỉ mải chăm lo cho gia đình để cô ấy tập trung viết văn. Một phần vì tôi thích được chăm sóc người khác, chăm vợ con mình chứ chăm ai mà thiệt, một phần là công việc của tôi cũng chỉ có thế, không đi làm thêm được. Tôi vẫn nhớ, hồi đó, gặp Xuân Quỳnh không ai hỏi: "Quỳnh ơi, đong gạo chưa?" mà thể nào cũng hỏi: "Quỳnh ơi, có bài thơ mới nào chưa?". Chính tôi cũng đã động viên cô ấy đi học Trường Viết văn Nguyễn Du để sự nghiệp sáng sủa hơn. Và rõ ràng, cuộc đời cô ấy đã sang trang khi cô ấy bỏ nghề múa để đến với nghiệp văn chương. Cô ấy có lần động viên tôi nên chăm chỉ đọc sách rồi học thêm, nhưng tôi không có hứng thú với việc học.
Cũng có người hỏi tôi vì sao bỏ Xuân Quỳnh khi còn trẻ thế mà không đi bước nữa. Chính bản thân Quỳnh và chị cũng đã đi tìm cho tôi nào là y sĩ cao cấp, rồi một cô giáo chủ nhiệm lớp 10 rất xinh đẹp. Tôi nghĩ, vợ chồng vừa bỏ nhau, nỗi đau vẫn đang đè nặng lên, chẳng có tâm trí đâu, chỉ nghĩ đến tương lai trước mắt, nghĩ đến đứa con trai chưa vào lớp 1.
Nuôi con từ lớp 1 cho đến khi vào Đại học Ngoại ngữ, một mình tôi làm tất cả, đi chợ, cơm nước. Đến khi con tốt nghiệp đại học, cầm tờ giấy đi làm công chức, lúc ấy mới gọi là tạm yên. Bởi vì trong đoàn ca múa rất nhiều đôi bỏ nhau, con cái "dở ông dở thằng", tôi nghĩ: "Mình là một người bố mà để cho con không nên người, mình mà lấy người khác mai kia tương lai không có gì thì mình xấu hổ lắm.
Tuy chúng tôi chia tay, nhưng vẫn ở cùng một tòa nhà ở phố Huế nên Xuân Quỳnh vẫn chăm sóc tốt cho Tuấn Anh. Trong việc này, tôi phải thừa nhận rằng, Quỳnh là một người mẹ rất tốt, cô ấy bỏ chồng nhưng không bỏ con. Nhờ cô ấy chăm chút mà Tuấn Anh cũng không bị hụt hẫng. Tôi thì cạn nghĩ hơn, bởi thế, có thể làm cho con đủ thứ đồ chơi, tỉ mỉ chi tiết, nhưng quan tâm đến tâm lý, tính cách, đường hướng công việc thì Xuân Quỳnh lo hết.
Cuộc đời nhiều bí ẩn lắm, cuối cùng thì định mệnh đã cướp đi cô ấy. Tôi giờ cũng đã gần 80 rồi, nhìn lại cuộc đời trôi nhanh quá, giờ mình sống cho con cho cháu. Tôi vẫn nghĩ, cô ấy luôn dõi theo từng bước chân của chúng tôi trên chặng hành trình này…".
nu thi si Xuan Quynh
 
Mối tình vĩnh cửu và chuyến xe định mệnh
Cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh đã trở thành một “hiện tượng” trong giới văn nghệ, được bạn bè, đồng nghiệp, những người hâm mộ thơ ca và sân khấu rất quan tâm trong suốt những năm 70 của thế kỷ 20. Họ sinh ra là để dành cho nhau, để thuộc về nhau và đi bên nhau trong suốt quãng thời gian 15 năm ngắn ngủi đầy niềm vui, hạnh phúc và phảng phất những buồn lo.
Trước khi có nhau, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã trải qua rất nhiều gian truân, lận đận. Hai người quen biết nhau đã từ lâu. Anh chị ở cùng trong một khu nhà tập thể dành cho văn nghệ sĩ. Họ là những người bạn thơ cùng thế hệ. Cả hai cùng có nỗi bất hạnh của gia đình đổ vỡ, cùng từng trải qua những cuộc tình không may mắn. Năm 1973, họ đến với nhau. Đó là thời điểm khó khăn, lận đận nhất của cả hai người. Họ rời gia đình cũ ra đi với hai bàn tay trắng. Cả hai đều mang trong lòng những nỗi đau, những cuộc khủng hoảng lớn trong tâm hồn. Dẫu vậy, anh chị vẫn quyết tâm sống với nhau, vẫn hết lòng và tin tưởng vào tình yêu của mình. Lưu Quang Vũ viết thư báo tin cho người em trai thứ hai đang học ở Liên Xô: “Anh đã quyết định lấy chị Xuân Quỳnh. Chị Quỳnh là người tốt và hiểu anh. Mong và tin rằng sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau và sẽ làm được nhiều việc có ích cho đời…”.
Quả đúng như vậy. Những năm chung sống, anh chị đã có ảnh hưởng rất lớn với nhau trong đời sống hàng ngày cũng như trong sáng tác. Hai người đã yêu nhau và nương tựa vào nhau để gây dựng tổ ấm và lao động cật lực. Cuộc sống của họ tuy ngắn ngủi nhưng cả hai đều đã sống và làm việc hết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học nước nhà. Khối lượng kịch bản đồ sộ của Lưu Quang Vũ khiến nhiều người kinh ngạc. Trong khoảng thời gian gần 10 năm, anh sáng tác được hơn 50 vở kịch, được đánh giá là “nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại”. Kỳ hội diễn sân khấu năm 1985, Lưu Quang Vũ có 8 vở tham gia thì 6 vở được Huy chương vàng, 2 vở được Huy chương bạc. Anh được gọi là “Cây bút vàng của sân khấu”. Bên cạnh đó còn là thơ, là truyện ngắn và hàng trăm bài báo lớn nhỏ khác.
Khi đến với Lưu Quang Vũ dù đã là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu mến, Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh để vun đắp cho sự nghiệp của chồng. Chị đã nhận ra tài năng của anh không phải vào lúc chói sáng mà là lúc đang khó khăn nhất. Nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn anh vào lúc đang có nhiều đổ vỡ nhất. Chỉ có sự thông minh, sắc sảo và một tình yêu rộng lớn mới có thể hiểu và làm được như thế.
Cuộc sống chung với Xuân Quỳnh đã cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới. Anh vừa có trong tay một tình yêu lý tưởng, lại vừa có một hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh cũng làm việc với năng suất không kém. Các tập thơ của chị nối nhau ra đời: Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may... và hàng loạt tập thơ, truyện dành cho thiếu nhi. Ai cũng nói thơ Xuân Quỳnh ngày một hay hơn. Có một nghịch lý trong thơ chị. Đó là càng hạnh phúc thì lại càng lo âu khắc khoải. Và càng lo âu khắc khoải thì lại càng đắm say, da diết.
Năm cuối đời, Xuân Quỳnh bị đau tim nặng. Người đã từng nhiều lần đem trái tim mình ra để đánh đổi những câu thơ, bây giờ lại bị chính căn bệnh này hành hạ. Thế nhưng nỗi ám ảnh lớn nhất với chị lúc này là cảm thấy mình trở nên vô dụng. Cảm giác cô đơn đè nặng trái tim vốn yếu mềm của nữ thi sĩ tài hòa. Bởi trong thời gian này, Lưu Quang Vũ cực kỳ bận rộn. Một mình anh gánh trên vai kịch mục của hàng chục đoàn nghệ thuật trong cả nước. Anh tất bật vào Nam ra Bắc, lại cộng thêm nỗi lo về sức khoẻ của vợ.Mỗi khi phải đi xa Hà Nội, anh lại nhắn tôi về ở nhà để được yên tâm hơn. Anh nhờ bạn bè tìm bác sĩ giỏi, kiếm những loại thuốc tốt nhất để chữa bệnh cho vợ. Bài thơ cuối cùng của anh được viết trong cuốn sổ công tác ghi chép dày đặc những công việc. Bài thơ có đầu đề rất giản dị: Thư viết cho Quỳnh trên máy bay. Anh đã gửi vào đấy biết bao nỗi niềm, sự cảm thông chia sẻ, tình yêu thương, ân nghĩa sâu nặng của mình dành cho Xuân Quỳnh.
Ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương Xuân Quỳnh đã ra đi mãi mãi cùng với chồng - Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). Sự ra đi đột ngột của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã khiến cho tất cả bạn bè, người yêu mến bất ngờ, hoảng loạn. Nhiều nghi vẫn được đặt ra xung quanh cái chết của cặp đôi tài hoa bạc mệnh này. Song theo NSND Doãn Châu người bạn có mặt trong chuyến đi định mệnh của họ thì tất cả chỉ là một tai nạn ngẫu nhiên và lấy đi của nền nghệ thuật nước nhà không phải hai mà là ba tài năng rực rỡ.
(Theo NGAYNAY)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí mật về hai cuộc hôn nhân của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh