Máy móc sản xuất chip 'vô giá trị vài năm trước' nay được bán với giá gần 1 triệu USD cho công ty Trung Quốc.

Bị Mỹ đàn áp, Trung Quốc phải gom máy cũ sản xuất chip: ‘Có loại từng bỏ đi nay giá 1 triệu USD’

Nhân Hoàng | 28/02/2021, 13:30

Máy móc sản xuất chip 'vô giá trị vài năm trước' nay được bán với giá gần 1 triệu USD cho công ty Trung Quốc.

Các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc đang săn đón các máy sản xuất chip đã qua sử dụng. Việc họ gấp rút sản xuất các sản phẩm cây nhà lá vườn trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung giúp giá thiết bị trên thị trường thứ cấp ở Nhật Bản tăng cao.

Các đại lý thiết bị đã qua sử dụng ở Nhật Bản cho biết giá đã tăng 20% ​​so với năm ngoái. Các máy thế hệ cũ không bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc, cho phép các công ty nước này không bị kiểm soát.

Xu hướng ở tại nhà do đại dịch COVID-19 cũng là một yếu tố thúc đẩy việc trên. Khi nhu cầu chip tăng lên trên toàn thế giới, ngay cả những thiết bị không phải là mới nhất cũng được bán với tốc độ nhanh chóng mặt. Điều này có thể kéo dài sự thiếu hụt chất bán dẫn được sử dụng trong ô tô.

bi-my-dan-ap-trung-quoc-gom-may-cu-san-xuat-chip.jpg
Nhiều người ngồi ở nhà chơi game máy tính đã thúc đẩy nhu cầu về chất bán dẫn

Để đánh giá xu hướng thị trường, trang Nikkei đã phỏng vấn các đại lý lớn có máy đã qua sử dụng, được bán chủ yếu thông qua các giao dịch cá nhân.

"Giá máy đã qua sử dụng đang tăng lên hàng năm. Trong năm qua, giá đã tăng trung bình 20%. Giá thiết bị thiết yếu, chẳng hạn như hệ thống in thạch bản, đã tăng gấp ba lần”, nguồn tin tại đại lý lớn nói.

Một nguồn tin của công ty Sumitomo Mitsui Finance and Leasing cho biết giá đã tăng gấp 10 lần so với ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Một nguồn tin của Mitsubishi UFJ Lease & Finance tiết lộ: “Gần 90% máy đã qua sử dụng được chuyển đến Trung Quốc”.

Trung Quốc đang thúc đẩy tăng cường sản xuất chất bán dẫn trong nước, khi Mỹ hạn chế quyền tiếp cận công nghệ sản xuất chip của các công ty Trung Quốc. Khi các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế
Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến, các nhà sản xuất nước này đang tích trữ các thiết bị thế hệ cũ.

"Tôi nghe nói một số nhà sản xuất Trung Quốc mua máy ngay cả khi không sử dụng chúng ngay lập tức", một nguồn tin thị trường cho hay.

Đại dịch COVID-19 cũng đang góp phần vào sự phổ biến của máy móc đã qua sử dụng. Nhu cầu tăng nhanh với các IC điều khiển được sử dụng cho màn hình TV, PC và các chip quản lý điện năng dùng trong các thiết bị gia dụng hỗ trợ kết nối. Những con chip này được làm từ các tấm wafer 200mm sử dụng cho thiết bị thế hệ cũ.

Vì các dây chuyền sản xuất chip mới sử dụng tấm wafer 300mm nên không có nhiều công ty sản xuất máy tấm wafer 200mm. Kết quả là "giá máy đã qua sử dụng ngay lập tức cao hơn giá máy mới tinh", theo một nguồn tin tại Hitachi Capital.

Tấm wafer là miếng silicon mỏng được cắt ra từ thanh silicon hình trụ, được sử dụng như vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp.

Theo nguồn tin từ một đại lý thiết bị đã qua sử dụng, những chiếc máy về cơ bản là vô giá trị vài năm trước đây đang được bán với giá 100 triệu yên (940.000 USD). Trong các dây chuyền sản xuất, các máy từ 20 đến 30 năm tuổi đang hoạt động.

Một quan chức của Sumitomo Mitsui Finance and Leasing cho biết: “Máy móc chúng tôi mang đến sẽ được chuyển thẳng đến các nhà máy tiếp theo. Chúng biến mất ngay lập tức theo đúng nghĩa đen". Công ty này giảm không gian chứa các máy đã qua sử dụng mà họ thuê ở Đài Loan vào năm ngoái.

Một số nhà sản xuất máy sản xuất chip coi sự hồi sinh của thiết bị cũ là cơ hội kinh doanh. Ví dụ, Canon sẽ phát hành thiết bị in thạch bản cho tấm wafer 200mm lần đầu tiên sau 6 năm.

Chưa kể các thiết bị khác cần thiết để sản xuất chất bán dẫn, chẳng hạn như máy dùng để khắc và làm sạch, khiến nhà sản xuất phụ thuộc vào máy cũ hơn.

Bài liên quan
Thiếu hụt chip toàn cầu: Trung Quốc vật lộn với lệnh từ Trump, Nhật mua công ty Anh–Đức, Hàn Quốc dời nhà máy
Các nhà sản xuất chip châu Á đang gấp rút mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng sự thiếu hụt toàn cầu mà các nhà sản xuất ô tô đã cảm nhận sâu sắc. Thế nhưng, họ cảnh báo rằng chênh lệch nguồn cung có thể mất nhiều tháng nữa do phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu mạnh mẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Mỹ đàn áp, Trung Quốc phải gom máy cũ sản xuất chip: ‘Có loại từng bỏ đi nay giá 1 triệu USD’