Các nhà sản xuất chip châu Á đang gấp rút mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng sự thiếu hụt toàn cầu mà các nhà sản xuất ô tô đã cảm nhận sâu sắc. Thế nhưng, họ cảnh báo rằng chênh lệch nguồn cung có thể mất nhiều tháng nữa do phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu mạnh mẽ.

Thiếu hụt chip toàn cầu: Trung Quốc vật lộn với lệnh từ Trump, Nhật mua công ty Anh–Đức, Hàn Quốc dời nhà máy

Nhân Hoàng | 08/02/2021, 19:15

Các nhà sản xuất chip châu Á đang gấp rút mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng sự thiếu hụt toàn cầu mà các nhà sản xuất ô tô đã cảm nhận sâu sắc. Thế nhưng, họ cảnh báo rằng chênh lệch nguồn cung có thể mất nhiều tháng nữa do phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu mạnh mẽ.

Các nhà sản xuất ô tô từ General Motors (Mỹ) đến Stellantis (Hà Lan) và Honda Motor (Nhật Bản) đang phải đóng cửa các dây chuyền lắp ráp do tình trạng thiếu hụt chip. Trong một số trường hợp, các lệnh trừng phạt của chính quyền Trump với các nhà máy sản xuất chip Trung Quốc khiến vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn.

Các nhà máy sản xuất chip 8 inch hầu hết thuộc sở hữu của các công ty châu Á, vốn có xu hướng tạo ra những con chip cũ hơn, kém tinh vi hơn, đặc biệt gặp khó khăn chủ yếu do đầu tư quá mức những năm gần đây. Phần lớn các nhà máy như vậy được sử dụng để sản xuất chip ô tô.

Nhu cầu của người tiêu dùng ở Trung Quốc, đặc biệt với ô tô, đã tăng trở lại nhanh chóng một cách bất ngờ thời COVID-19. Các đơn đặt hàng cho các sản phẩm như laptop và điện thoại di động ở các khu vực vẫn đang phải vật lộn với các hạn chế của đại dịch, chẳng hạn châu Âu và Mỹ, cũng đã tăng lên.

Mối lo ngại toàn cầu về sự thiếu hụt chip đã được nhấn mạnh trong các báo cáo thu nhập hàng quý gần đây do các công ty TSMC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất ở Đài Loan) và SK Hynix (nhà sản xuất chip nhớ số 2 thế giới tại Hàn Quốc) tổ chức.

Zhao Haijun, đồng Giám đốc điều hành SMIC (nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc) cho biết tuần trước rằng công ty đã công bố kế hoạch mở rộng công xuất thêm 45.000 tấm wafer mỗi tháng tại nhà máy chế tạo chip 8 inch năm nay.

Tấm wafer là miếng silicon mỏng được cắt ra từ thanh silicon hình trụ, được sử dụng như vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp.

Thế nhưng, SMIC cảnh báo rằng việc tăng công suất sẽ không diễn ra nhanh chóng do thời gian mua sắm thiết bị kéo dài hơn, vì phải vật lộn với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do các lệnh trừng phạt từ chính quyền Trump trước đây gây ra.

Về cơ bản, chúng tôi có ít nhất một hội nghị truyền hình mỗi ngày với khách hàng về cách chúng tôi có thể tăng công suất, những điều chỉnh nào chúng tôi có thể thực hiện trên các sản phẩm”, Zhao Haijun nói.

Việc bị đưa vào danh sách đen của Bộ Quốc phòng và Bộ Quốc phòng Mỹ buộc SMIC phải xin giấy phép đặc biệt trước khi một nhà cung cấp từ Mỹ có thể giao cho họ hàng hóa quan trọng, một phần trong biện pháp của chính quyền Trump nhằm hạn chế quyền truy cập vào công nghệ sản xuất chip tinh vi của Mỹ.

thieu-hut-chip-toan-cau-trung-quoc-van-lon-khi-bi-trum-trung-phat-nhat-mua-cong-ty-chau-au-han-quoc-doi-nha-may1.jpg
SMIC phải vật lộn với lệnh trừng phạt từ chính quyền Trump

TSMC nói đang xúc tiến các sản phẩm liên quan đến ô tô thông qua các tấm wafer và phân bổ lại công suất wafer, dự kiến ​​sẽ nâng chi tiêu vốn cho việc sản xuất và phát triển chip tiên tiến lên 25 - 28 tỉ USD năm nay, cao hơn tới 60% so với số tiền đã chi vào năm 2020.

Nhà sản xuất chip Đài Loan khác là United Microelectronics Corp (UMC) có kế hoạch chi 1,5 tỉ USD cho thiết bị mới trong năm nay, tăng 50% so với 1 tỉ USD vào năm ngoái.

SK Hynix cho biết đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển các cơ sở sản xuất chip 8 inch của mình sang Trung Quốc do sự bùng nổ của mặt hàng này nhưng dự kiến ​​sẽ giảm chi phí. SK Hynix muốn việc di dời diễn ra càng sớm càng tốt thay vì trong khoảng thời gian hai năm theo kế hoạch ban đầu.

thieu-hut-chip-toan-cau-trung-quoc-van-lon-khi-bi-trum-trung-phat-nhat-mua-cong-ty-chau-au-han-quoc-doi-nha-may.jpg
SK Hynix dời nhà máy sản xuất sang Trung Quốc

Hôm 8.2, Renesas Electronics Corp (Nhật Bản) cho biết đang đàm phán để mua nhà thiết kế chip Dialog Semiconductor (Anh - Đức) với giá khoảng 6 tỉ USD tiền mặt. Renesas Electronics Corp đang tìm cách tận dụng nhu cầu ngày càng tăng với chip ô tô và sẽ công bố kết quả mới nhất vào 10.2.

Sự kết hợp giữa thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu tăng cao đã gây áp lực lên giá cả.

UMC dự kiến ​​giá chip tổng thể sẽ tăng 4-6% trong năm nay do hạn chế nguồn cung kéo dài trong vài quý nữa, trong khi Renesas Electronics Corp nói với Reuters rằng đang đàm phán để tăng giá 15% với chip ô tô và từ 10% đến 20% với chip khác.

Các công ty Nhật Bản có hoạt động kinh doanh liên quan đến chất bán dẫn ô tô cho đến nay vẫn cung cấp rất ít thông tin chi tiết liên quan đến bất kỳ sự thiếu hụt nào hoặc khách hàng bị ảnh hưởng như thế nào.

Chúng tôi đang làm việc tích cực với các nhà sản xuất chất bán dẫn và nguồn cung sẽ giảm bớt khi tốc độ tăng trưởng công suất bắt kịp vào mùa hè này”, Yasushi Matsui, Giám đốc tài chính tại Denso Corp, nhà cung cấp phụ tùng chính của Toyota Motor, nói vào tuần trước.

Fang Leuh, Chủ tịch Vanguard International Semiconductor Corp với cổ đông lớn nhất là TSMC, dự đoán nhu cầu chip điên cuồng sẽ không kéo dài mãi mãi.

Bài liên quan
Các hãng cung cấp chip Nhật hưởng lợi từ trợ cấp của chính phủ để thoát Trung Quốc
Các nhà cung ứng cho ngành công nghiệp bán dẫn nằm trong làn sóng các công ty Nhật Bản sử dụng tiền của chính phủ để thúc đẩy hoạt động trong nước khi tình trạng thiếu chip toàn cầu ngày càng trầm trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiếu hụt chip toàn cầu: Trung Quốc vật lộn với lệnh từ Trump, Nhật mua công ty Anh–Đức, Hàn Quốc dời nhà máy