1. Micro-writing
2. Brainstorming: Đừng hỏi TẠI SAO, hãy hỏi NHƯ THẾ NÀO?
3. Đọc là MẸ của Viết
4. Proof reading cũng là MẸ của Viết
Bây giờ chúng ta hãy đi vào chi tiết từng bí quyết nhé.
1. MICRO-WRITING hiểu đơn giản là viết CÂU. Bất cứ lúc nào có thể. CÂU tốt thì ĐOẠN VĂN sẽ tốt, ĐOẠN VĂN tốt thì BÀI LUẬN sẽ tốt.
Tôi đã luyện được một thói quen lúc nào cũng mang theo sổ và bút. Cuốn sổ và chiếc bút giúp tôi ghi lại bất kỳ ý tưởng, câu hỏi hay ý nghĩ “điên rồ” nào chợt xuất hiện trong đầu. Đừng ỷ lại vào trí nhớ, hãy GHI nó ra giấy. Việc “viết xuống giấy” sẽ khiến não bạn quen với phản xạ “suy nghĩ” và “trình bày.” Với thói quen này, bạn sẽ giải tỏa được căng thẳng tâm lý, trở ngại lớn nhất đối với việc tìm ý khi viết (brainstorming).
2-3.BRAINSTORMING và “Đọc là MẸ của Viết”:
“Thầy ơi, tại sao em không thể brainstorm khi viết?” là một câu hỏi cực kỳ phổ biến. Câu hỏi đúng không phải là “tại sao” mà là “làm thế nào.”
Câu trả lời là hãy ĐỌC và…ĐỌC ĐÚNG.
Khi đọc ĐÚNG, bạn sẽ HIỂU – THÍCH – THỬ và NGẤM.
HIỂU là điều kiện bắt buộc.Tuyệt đối không được tự lừa dối bản thân rằng “hình như…hơi hiểu.”
THÍCH là bài test về tư duy phản biện (critical thinking). Và việc này cũng rất tự nhiên.
Từ chỗ THÍCH, bạn sẽ NHỚ hiệu quả hơn rất nhiều.
Cuối cùng là THỬ. Hãy nhặt ra khoảng 03 cách diễn đạt không “quá lạ” về từ vựng, và không “cao sang” về ngữ pháp để THỬ đặt câu, nói những gì bản thân muốn nói.
4. PROOF READING là KIỂM TRA sau khi viết để bảo đảm câu đúng 100%. Nghĩa là, phải đúng đến từng dấu chấm, dấu phẩy, quán từ hay chấm câu.
Dù viết MỘT câu cũng cần phải proof read nhé.
Tra tất cả các loại từ điển bạn có, hỏi bất cứ native speaker nào (tốt nhất là thầy giáo bản ngữ). Hãy đọc thật kỹ những gì thầy chữa. Đây là lúc bạn học được nhiều nhất và ngấm nhất. Hãy ghi nhớ điều này.
Để viết giỏi, bạn cần biến nó thành thói quen hàng ngày (thậm chí hàng giờ) và hãy thực sự YÊU THÍCH nó.
Theo Trandainghia.vn