Ngày 4/2, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trưởng đoàn công tác của Viện tại Hải Dương có cuộc trao đổi về nhận định biến chủng virus SARS-CoV-2, tốc độ lây lan và cách ứng phó thần tốc trong chống dịch.

Biến chủng SARS-CoV-2 có thể bám dính ở tế bào người rất mạnh

theo Kim Dung – Trung Sơn (Bộ Y tế) | 04/02/2021, 10:24

Ngày 4/2, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trưởng đoàn công tác của Viện tại Hải Dương có cuộc trao đổi về nhận định biến chủng virus SARS-CoV-2, tốc độ lây lan và cách ứng phó thần tốc trong chống dịch.

Chú thích ảnh
PGS.TS Trần Như Dương trực tiếp chỉ đạo chống dịch tại Hải Dương. 

Thưa PGS.TS Trần Như Dương, chủng virus mới ở Hải Dương có gì đáng lo ngại so với chủng virus ở Đà Nẵng?

Virus ở Đà Nẵng là chủng cũ, khả năng lây nhiễm thấp, chu kỳ lây truyền dài đồng nghĩa với việc khả năng lây từ người nọ sang người kia ít. Ít có trường hợp từ một ca lây sang nhiều ca khác.

Còn chủng virus ở Hải Dương được xác định là biến chủng ở Anh. Phía Nhật Bản cũng đã thông báo ca nhiễm bệnh của nữ công nhân N.T.G (Hải Dương) là chủng ở Anh và ngày 1/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã chính thức thông báo giải được trình tự gen của bệnh nhân liên quan đến Hải Dương là chủng biến đổi của Anh.

Chủng biến đổi mới của Anh có khả năng bám dính ở tế bào người rất mạnh, phải bám dính vào người thì mới có khả năng lây nhiễm. Hơn nữa tốc độ tăng 70% so với chủng cũ đồng thời chu kỳ lây truyền rút ngắn chỉ còn 2-3 ngày so với 5 ngày như trước đây. Có thể nói chủng virus này lây truyền nhanh hơn rất nhiều so với chủng cũ. Chúng ta đang phải chiến đấu với kẻ thù nguy hiểm hơn rất nhiều so với trước đây, cho chúng ta phải chuyển thành phương án tốc độ, tốc độ và tốc độ để chiến đấu với kẻ thù.

Chúng ta phải đi thật nhanh, nếu chúng ta đi chậm hơn virus là thua virus. Vì vậy, tất cả mọi người đều đang làm việc vô cùng khẩn trương thâu đêm suốt sáng chạy đua với thời gian để thắng được chu trình của virus.

Sau khi nắm bắt được tình hình về chủng mới này, ông đã có những gợi ý gì cho Hải Dương trong vấn đề truy vết, nhanh chóng khoanh vùng cách ly?

Truy vết là một trong những điều sống còn bởi nhờ truy vết mới có thể phát hiện ra và cách ly ngay lập tức. Trong đó việc truy vết bao gồm: Tốc độ truy vết, tốc độ khoanh vùng, tốc độ xét nghiệm để chiến thắng lại tốc độ lây lan của virus. Ở đây chúng ta sắp xếp các đội truy vết không kể ngày đêm, ra danh sách chuyển ngay xuống địa phương để tổ chức cách ly bất kể đêm ngày. Các thông tin được chuyển đi là theo tiến độ chứ không phải theo sự hoàn thành, được đến đâu chuyển đi đến đấy.

Được biết ông là tác giả của cuốn Sổ tay truy vết, trong đợt dịch lần này cuốn Sổ tay truy vết đã đóng vai trò quan trọng thế nào?

Hướng dẫn sổ tay truy vết cực kỳ quan trọng. Trước đó, trên thế giới chưa nước nào có, vậy nên chúng ta cũng không hề có kinh nghiệm trong việc này. Lúc đầu chúng ta cũng phải lần mò, nhưng sau chiến dịch Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) lập tức Phó Thủ tướng Võ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu phải tổng hợp thông tin để đưa ra Sổ tay hướng dẫn truy vết.

Có hướng dẫn truy vết một cách bài bản mới có thể truy vết nhanh, triệt để, không được bỏ sót. Nếu truy vết theo cách cổ điển sẽ bỏ sót rất nhiều. Chính kinh nghiệm từ Sơn Lôi, Hạ Lôi đã giúp tôi cho ra đời Sổ tay truy vết. Cuốn sổ tay này được phát hành trên toàn quốc, tập huấn đến từng phường từng xã. Nhờ cuốn sổ tay truy vết bài bản ngắn gọn, dễ hiểu, cầm tay chỉ việc nên từ cán bộ xã, thôn cho đến huyện, tỉnh hay Trung ương đều nắm rõ được phải làm gì. Chỉ 5 bước vô cùng dễ hiểu, dễ làm. Nhờ có nó mọi việc truy vết được hoạt động một cách trơn tru, bài bản. Chính vì vậy, giúp chúng ta yên tâm trong việc truy vết.

Từ những kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta lại tiếp tục hoàn thiện bổ sung. Thực tiễn đến đâu, tổng kết được bao nhiêu là đưa vào ngay áp dụng cho "chiến trường". Tôi cho rằng, Sổ tay này sẽ tiếp tục còn sửa đổi bổ sung bởi lẽ kinh nghiệm đi từ thực tiễn và thực tiễn sẽ chỉ ra những điều nhỏ nhất, không ai có thể dạy ai được.

Những kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết trong sổ tay truy vết được áp dụng một cách vô cùng hiệu quả cho các đợt chống dịch trên cả nước nói chung và đợt dịch ở Hải Dương nói riêng.

Xin cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến chủng SARS-CoV-2 có thể bám dính ở tế bào người rất mạnh