Theo một nghiên cứu vừa được công bố, hệ thống hải lưu lớn ở Đại Tây Dương có thể bị đình trệ ngay sau năm 2025.

Biến đổi khí hậu: Các nước Bắc Đại Tây Dương có thể lĩnh đòn đầu tiên từ 2025

Anh Tú | 26/07/2023, 10:30

Theo một nghiên cứu vừa được công bố, hệ thống hải lưu lớn ở Đại Tây Dương có thể bị đình trệ ngay sau năm 2025.

Điều này đặc biệt liên quan đến tình trạng nhiệt độ cực đoan hiện nay mà chúng ta đang chứng kiến trên toàn cầu, gồm cả các kỷ lục về thời tiết ở chính Đại Tây Dương.

Nhà vật lý Peter Ditlevsen và nhà thống kê Susanne Ditlevsen (Đại học Copenhagen, Đan Mạch) viết: “Ở đây, chúng tôi tính toán thời điểm các dấu hiệu cảnh báo sớm hơn đáng kể so với các diễn tiến tự nhiên. Do tầm quan trọng của AMOC* đối với hệ thống khí hậu, chúng ta không nên bỏ qua những dấu hiệu rõ ràng như vậy về sự sụp đổ sắp xảy ra".

AMOC tác động đến phần lớn khí hậu của Trái đất. Hệ thống hải lưu này được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống khí hậu của Trái đất và đã hoạt động chậm lại kể từ giữa những năm 1900.

Nếu hệ thống hải lưu ngừng hoạt động hoàn toàn, gió mùa trong năm có thể sẽ bị gián đoạn ở vùng nhiệt đới còn châu Âu và Bắc Mỹ sẽ trải qua mùa đông khắc nghiệt hơn một cách nguy hiểm. Các hiệu ứng dây chuyền sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái và an ninh lương thực của chúng ta.

AMOC mới chỉ được theo dõi trực tiếp từ năm 2004 đến nay. Khoảng thời gian này không đủ dài để chúng ta hiểu được toàn bộ quỹ đạo của AMOC và phân tích xu hướng chậm lại hiện tại của nó.

Vì vậy, bằng cách kiểm tra nhiều mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã xác định một khu vực đại dương là nơi nhiệt độ bề mặt nước biển phù hợp nhất với điều kiện lưu thông của đại dương. Họ sử dụng nó làm một trong hai chỉ số bổ sung cho hồ sơ lưu trữ từ năm 1870.

Chỉ số còn lại mà các nhà nghiên cứu xem xét là "sự mất khả năng phục hồi" trong hệ thống hải lưu. Nó thể hiện sự dao động và phương sai gia tăng - giống như sự dao động ngày càng tăng của con quay trước khi hết mô men động lượng và bị đổ.

Các nhà nghiên cứu ví von việc sử dụng hai dấu hiệu cảnh báo sớm này để đánh giá tình trạng của AMOC cũng giống như cách bác sĩ đo mạch và huyết áp để theo dõi sức khỏe của trái tim.

Mô phỏng của nhóm cho thấy rằng toàn bộ quá trình lưu thông đại dương quan trọng này có thể bị đình trệ sớm nhất là vào năm 2025 và có thể không muộn hơn năm 2095.

Peter Ditlevsen và Susanne Ditlevsen lập luận rằng những phát hiện này sớm hơn so với những dự đoán gần đây nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) một cách đáng lo ngại và có vẻ các dấu hiệu cảnh báo sớm đã xuất hiện rõ ràng.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra trong phát hiện của họ rằng các tính toán trước đây đã "đánh giá quá cao một cách thiếu khách quan đối với sự ổn định được của AMOC, cả từ việc vênh số liệu trong hồ sơ ghi chép lịch sử khí hậu đến việc thể hiện thiếu sót về sự hình thành nước sâu, độ mặn và dòng chảy băng".

Hơn nữa, thời gian mà chúng ta gặp phải sự kiện gây bất ổn này sớm hay muộn cũng có thể quyết định liệu hệ thống hải lưu có sụp đổ hay ổn định trở lại hay không.

Cho đến nay, chúng ta không những thất bại trong việc giảm lượng khí nhà kính bơm vào khí quyển mà thay vào đó lại tăng chúng lên. Có vẻ như đang trên một quỹ đạo đáng sợ đẩy Đại Tây Dương chạm ngưỡng nguy hiểm một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.

Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng việc thay đổi chỉ một tham số, chẳng hạn như tăng lượng nước ngọt chảy vào Bắc Đại Tây Dương (do băng tan từ Bắc Cực), có thể khiến hệ thống phân nhánh - dẫn đến sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong hoạt động của hệ thống. Chi tiết nhạy cảm này có thể không được IPCC đưa vào trong đánh giá của họ dẫn đến cảnh báo không phù hợp với thực tế.

Ta vẫn chưa hiểu tất cả các yếu tố có thể tác động đến hệ thống hải lưu này và các nhà nghiên cứu khác đã lập luận rằng các yếu tố như tác động của dòng hải lưu lạnh không hoàn toàn khớp với các ghi chép khí hậu trong quá khứ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp của họ tập trung vào các dấu hiệu cảnh báo sớm, nhưng lưu ý rằng họ không thể loại trừ khả năng một số ẩn số chưa biết tạo ra kết quả khác. Họ cũng thừa nhận không thể phân biệt giữa sự sụp đổ này của AMOC là một phần hay toàn bộ.

Dù vậy, nhóm nghiên cứu kết luận: "Ngay cả với những dự đoán này, điều đó cũng thực sự đáng lo ngại. Tình hình đòi hỏi phải có các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu nhằm tránh sự thay đổi liên tục của các thông số kiểm soát khí hậu dẫn đến sự sụp đổ của AMOC".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, khoa học công nghệ của cả nước
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Sáng nay 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu: Các nước Bắc Đại Tây Dương có thể lĩnh đòn đầu tiên từ 2025