Trước một số ý kiến cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài chỉ mang lại lợi ích cho vài doanh nghiệp lớn, chứ không phải người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã lên tiếng.

Biện pháp "tự vệ" thị trường thép trong nước, ai hưởng lợi?

Một Thế Giới | 22/03/2016, 14:37

Trước một số ý kiến cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài chỉ mang lại lợi ích cho vài doanh nghiệp lớn, chứ không phải người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã lên tiếng.

Bộ Công Thương cho biết mức thuế tự vệ tạm thời sẽ là 23,3% cho sản phẩm phôi thép và 14,2% cho thép dài giúp bảo vệ tạm thời các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thép dài trong nước. Không có doanh nghiệp nào trên thị trường hiện nay thống lĩnh với từ 30% thị phần trở lên. 
Cụ thể, đối với sản phẩm phôi thép, trên thị trường có 14 doanh nghiệp lớn với lượng sản xuất chiếm gần 73% thị phần (trong đó lớn nhất là Hòa Phát chiếm gần 25% thị phần) và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ với tổng lượng sản xuất chiếm 27% thị phần. Đối với sản phẩm thép dài, có 21 doanh nghiệp lớn với thị phần chiếm gần 93% trên thị trường, trong đó lớn nhất là Hòa Phát chiếm gần 20% thị phần và hàng chục doanh nghiệp nhỏ với tổng lượng sản xuất chiếm 7% thị phần. 
Trước bối cảnh giá thép biến động trong thời gian qua, Bộ Công Thương cho rằng giá thép dài và phôi thép sẽ tăng ở mức độ nhất định để đảm bảo lợi nhuận hợp lý của ngành sản xuất trong nước nói chung, không phải của riêng một công ty nào. Điều này phù hợp với mục tiêu của biện pháp tự vệ và để giảm bớt thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. 
Trước đó có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc giá bán phôi thép Trung Quốc sụt giảm nhanh chóng, đặc biệt trong năm 2015 giảm tới 27%. 
Vào ngày 15.12.2015, Bộ Công Thương đã nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam của nhóm 4 công ty đại diện cho 38,6% lượng sản xuất phôi thép và 34,25% lượng sản xuất thép dài của cả nước. 
Theo số liệu thống kê, trong  2 tháng đầu năm 2016, lượng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến, nhập khẩu phôi thép tháng 1.2016 là 339,768 ngàn tấn, tăng 231,83% so với tháng 1.2015. Giá phôi thép nhập khẩu bình quân trong tháng 1.2016 là 269 USD/tấn, giảm 67,6% so với cùng kỳ 2015.
Từ đó, Bộ Công Thương khẳng định rằng: "Quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được là phù hợp với các quy định của WTO và pháp luật Việt Nam".
Bộ này cũng đã có công văn gửi Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị Hiệp hội phối hợp với các thành viên theo dõi giá phôi thép, thép dài và có biện pháp ổn định tình hình thị trường, kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương.
Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biện pháp "tự vệ" thị trường thép trong nước, ai hưởng lợi?