Năm ngoái, vô số buổi hòa nhạc và sự kiện trực tiếp bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Người ta đã hy vọng khi vắc xin đã giúp một số sự kiện được khôi phục trong năm nay.

Biến thể Delta sẽ làm thay đổi cách tổ chức sự kiện trực tiếp

Cẩm Bình | 06/09/2021, 08:27

Năm ngoái, vô số buổi hòa nhạc và sự kiện trực tiếp bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Người ta đã hy vọng khi vắc xin đã giúp một số sự kiện được khôi phục trong năm nay.

Nhưng rồi biến thể Delta của vi rút gây COVID-19 xuất hiện, khiến khả năng tổ chức nhiều sự kiện trực tiếp rơi vào bất định.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, lễ hội âm nhạc Lollapalooza tại Chicago (Mỹ) thu hút gần 385.000 người tham dự. Trên mạng đầy lời chỉ trích khi lễ hội âm nhạc vẫn được tổ chức bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người lo ngại đây là sự kiện siêu lây nhiễm.

Bác sĩ Allison Arwady - Ủy viên Cơ quan Y tế công Chicago, 2 tuần sau viết trên Twitter rằng không có bằng chứng cho thấy Lollapalooza là sự kiện siêu lây nhiễm tác động đáng kể đến tình hình dịch COVID-19 thành phố. Bà lưu ý rằng hơn 90% người tham gia đều đã tiêm chủng, chỉ 0,04% trong số này cho kết quả xét nghiệm dương tính sau đó.

bi210812115348-01-lollapalooza-foo-fighters-2021-exlarge-169.jpg
Lễ hội âm nhạc Lollapalooza năm 2021 - Ảnh: The New York Post

Phản ứng với Lollapalooza cho thấy tâm lý lưỡng lự của nhiều người quanh việc tái tổ chức sự kiện lớn, khi các biển thể vi rút vẫn đang tàn phá toàn cầu. Hàng loạt sự kiện lớn khác như Liên hoan Jazz & Di sản New Orleans (dự kiến diễn ra tháng 10) hay chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của ca sĩ Justin Bieber (vốn bắt đầu vào mùa hè) đều phải dời đến năm 2022.

Giám đốc điều hành công ty tư vấn giải trí CAD Management Clay Durant nói: “Đặt lịch tham gia sự kiện trực tiếp vào khoảng thời gian gian từ tháng 10 - 12 có đầy rẫy rủi ro vì biến thể vi rút còn khá khó đoán. Tuy nhiên sau khoảng thời gian dài nhốt mình trong nhà, vẫn có nhiều người háo hức muốn tham gia nên sẵn sàng chấp nhận”.

Theo ông Durant, thành công của Lollapalooza thúc đẩy các đơn vị tổ chức sự kiện đúng theo kế hoạch đã lập, mặc dù họ cần thực hiện biện pháp phòng ngừa như yêu cầu người tham gia tiêm vắc xin, xét nghiệm COVID-19 âm tính, đeo khẩu trang.

Theo Giáo sư Bob Bollinger thuộc Trường Y của Đại học Johns Hopkins, nếu số người tiêm vắc xin tăng lên và lệnh đeo khẩu trang áp dụng cho cả khi ở trong nhà, Mỹ sẽ không phải phong tỏa như năm 2020 đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình mở cửa, cũng như ngăn chặn biến thể vi rút lây lan nhanh.

Phương án kết hợp

Với đơn vị tổ chức sự kiện, sự kết hợp trực tiếp với trực tuyến là phương án khả thi cho đến ít nhất cuối năm.

Hai công ty Live Nation và AEG Presents dự định yêu cầu người tham gia lẫn nhân viên phục vụ loạt sự kiện mùa thu do họ tổ chức phải tiêm vắc xin, xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Mike Schabel - Giám đốc điều hành công ty cung cấp nền tảng livestream Kiswe nhận định khả năng tổ chức sự kiện còn tùy thuộc năng lực kiểm soát tình hình dịch ở từng vùng. Liệu nghệ sĩ có sẵn sàng biểu diễn trước hàng nghìn người hay không cũng là yếu tố cần suy xét.

Theo giám đốc Schabel, do vẫn có người chưa dám đến nơi quá đông người nên nhiều sự kiện vài tháng tới sẽ bổ sung lựa chọn tham gia trực tuyến.

Luôn phải lưu ý giữ an toàn

Giới chuyên gia y tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang và tiêm vắc xin đầy đủ nếu tham gia sự kiện trong nhà với nhiều người không rõ tình trạng chủng ngừa.

Cựu bác sĩ Nhà Trắng William Lang cảnh báo: “Trước khi biến thể Delta xuất hiện, người không tiêm vắc xin đến sự kiện lớn là tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Nay biến thể Delta xuất hiện, bạn không tiêm vắc xin nghĩa là bạn làm tăng rủi ro mắc bệnh cho người đã tiêm”.

Người không chủng ngừa dù ở lứa tuổi nào cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19. Ông Lang nhấn mạnh rằng không ít người trẻ tuổi đã phải nhập viện, thậm chí bị chăm sóc đặc biệt (ICU) do lây nhiễm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến thể Delta sẽ làm thay đổi cách tổ chức sự kiện trực tiếp