Theo một nghiên cứu hàng năm của Facemoji Keyboard, 80% biểu tượng cảm xúc được người dùng sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong năm 2021 đều thể hiện cảm xúc tích cực.

Biểu tượng cảm xúc nào phổ biến nhất trong năm 2021?

Đan Thuỳ | 10/01/2022, 12:56

Theo một nghiên cứu hàng năm của Facemoji Keyboard, 80% biểu tượng cảm xúc được người dùng sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong năm 2021 đều thể hiện cảm xúc tích cực.

Bất chấp đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, cũng như sự bất ổn về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới, mọi người vẫn có xu hướng muốn dùng những biểu tượng cảm xúc vui vẻ trong những tin nhắn, cuộc hội thoại của mình.

Một nghiên cứu hàng năm của Facemoji Keyboard – một ứng dụng do công ty công nghệ Trung Quốc Baidu phát triển cho thấy 80% biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới thể hiện những cảm xúc tích cực thể hiện tiếng cười, tình cảm.

Theo báo cáo của State of Emoji, biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất trong 6 năm qua là biểu tượng "cười chảy nước mắt".

anh-chup-man-hinh-2022-01-10-luc-12.08.01.png
Biểu tượng "cười chảy nước mắt" - Ảnh: Internet

Các biểu tượng được sử dụng nhiều khác bao gồm biểu tượng cảm xúc “cười lăn lộn”, "trái tim" và "khóc ròng. “Khuôn mặt cầu xin” lần đầu tiên lọt top 10 biểu tượng được sử dụng nhiều nhất.

Nghiên cứu cũng bao gồm các biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất cho các nền tảng truyền thông xã hội và nhắn tin khác nhau. Có lẽ đáng ngạc nhiên là biểu tượng cảm xúc "trái tim" ít xuất hiện trong các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Hinge và Bumble, thay vào đó người dùng chọn biểu tượng "cười chảy nước mắt" hoặc "khuôn mặt ửng hồng".

Biểu tượng cảm xúc đã tồn tại hơn 20 năm. Một nghệ sĩ Nhật Bản tên là Shigetaka Kurita đã phát minh ra biểu tượng cảm xúc vào cuối những năm 1990 và 176 biểu tượng ban đầu của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York (Mỹ).

Kể từ đó, việc sử dụng biểu tượng cảm xúc đã thực sự bùng nổ khi điện thoại thông minh và giao tiếp kỹ thuật số trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

anh-chup-man-hinh-2022-01-10-luc-12.09.30.png
Biểu tượng cảm xúc của Shigetaka Kurita - Ảnh: SCMP

Khoảng 92% người dùng internet sử dụng biểu tượng cảm xúc và báo cáo của Facemoji cho thấy mức sử dụng tổng thể tiếp tục tăng. Năm ngoái, Unicode Consortium, tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm phát triển biểu tượng cảm xúc đã công bố 37 biểu tượng cảm xúc mới, chủ yếu là những biểu cảm của khuôn mặt, cử chỉ và biểu tượng cho thiên nhiên, đồ ăn, thức uống và các hoạt động.

Bên cạnh đó, cách mọi người sử dụng biểu tượng cảm xúc cũng rất khác nhau. Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Renmin (Trung Quốc), biểu tượng cảm xúc có thể thể hiện cái nhìn sâu sắc của một người hoặc làm cho thông điệp muốn truyền tải trở nên hấp dẫn hơn với người nhận.

Biểu tượng cảm xúc mà một người chọn dùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân, văn hóa, nền tảng đang được sử dụng và bối cảnh của tình huống. Ví dụ, người dùng Trung Quốc có nhiều khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực hơn người dùng Tây Ban Nha bằng cách sử dụng biểu tượng cảm xúc, theo nghiên cứu của Renmin.

Đại dịch là mối quan tâm của toàn thế giới trong năm 2021 và điều đó cũng ảnh hưởng đến người dùng biểu tượng cảm xúc.

Theo Facemoji Keyboard, việc sử dụng các biểu tượng cảm xúc liên quan đến COVID-19 như  "kim tiêm", "khuôn mặt đang xì mũi", "bệnh viện" và "giấy vệ sinh" tiếp tục tăng cao trong năm 2021.

syringe_1f489.png
Biểu tượng "kim tiêm" - Ảnh: Internet

Biểu tượng "kim tiêm" đạt mức phổ biến cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 3 – 5.2021, khi ngày càng có nhiều người đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19. Việc sử dụng biểu tượng "che mặt" đã giảm đáng kể từ tháng 7.2021.

Theo trang web Emojiall, biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất tại Trung Quốc là “lo lắng toát mồ hôi”. Nó cũng được người dùng biểu tượng cảm xúc từ các khu vực khác ưa chuộng và xếp thứ 7 trong cáo báo của Facemoji.

tai-xuong.jpeg
Biểu tượng “lo lắng toát mồ hôi” - Ảnh: Internet

Theo Emojiall, người dùng Trung Quốc ngày càng có xu hướng sử dụng biểu tượng “chụm ngón tay” – biểu tượng cảm xúc này hiện đứng thứ 9 trong danh sách các biểu tượng cảm xúc phổ biến nhất tại Trung Quốc.

_110725993_c339392b-32be-41f7-8355-25f172382e10.jpeg
Biểu tượng "chụm ngón tay" - Ảnh: Internet

Ở Ý, biểu tượng này có xu hướng được sử dụng khi không đồng ý, thể hiện sự thất vọng hoặc không tin tưởng. Còn ở Trung Quốc, nó được dùng khi muốn xin tiền ai đó.

Biểu tượng cảm xúc "trái tim trắng" là biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều tại Hồng Kông. "Trái tim đỏ" là biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều thứ 3 trên thế giới trong năm 2021.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biểu tượng cảm xúc nào phổ biến nhất trong năm 2021?