Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng với số điểm tốt nhất Đông Nam Á. Vì vậy, Việt Nam vẫn là điểm sáng chứng khoán dù Fed tăng lãi suất, Bloomberg nhận định.

Bloomberg: Việt Nam vẫn là điểm sáng chứng khoán dù Fed tăng lãi suất

Một Thế Giới | 11/08/2015, 08:00

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng với số điểm tốt nhất Đông Nam Á. Vì vậy, Việt Nam vẫn là điểm sáng chứng khoán dù Fed tăng lãi suất, Bloomberg nhận định.

Việt Nam hiện tại đang nới lỏng mức giới hạn cổ phần sở hữu và tăng cường nền kinh tế thu hút dòng vốn nước ngoài, theo Asia Capital Frontier và Coeli Asset Management.

Theo đó, điểm chuẩn VN Index đã tăng 11% trong năm 2015, lên mức cao nhất trong 5 năm, trong khi chỉ số MSCI của khu vực Đông Nam Á đã giảm 12%. Tính đến ngày 6.8, khối ngoại đã mua ròng 223,1 triệu USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hướng đến năm mua ròng thứ 10 liên tiếp.

Trong khi đó, sự sụt giảm giá cả hàng hóa và triển vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã giáng một đòn nặng nề cho giá cổ phiếu từ Indonesia đến Thái Lan. Do đó các nhà quản lý Quỹ chứng khoán quốc tế luôn cảm thấy lạc quan về triển vọng chứng khoán của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam vẫn là điểm sáng chứng khoán dù Fed tăng lãi suất.

Ngoài ra, Bloomberg cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong 2 năm và Chính phủ đang cho phép các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng việc nắm giữ cổ phần trong một số lĩnh vực.

“Nhìn chung, chúng tôi rất chắc chắn về thị trường quốc gia này. Chúng tôi sẽ tiếp tục mua cổ phiếu Việt Nam vì chúng tôi nhìn thấy những con số tích cực về nền kinh tế quốc gia này. Đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam đang giao dịch ở mức giá ưu đãi”, Thomas hugger, Giám đốc điều hành tại Asia Frontier Capital có cơ sở ở Hồng Kông cho biết.

Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,2% trong năm 2015, lạm phát đã ở mức dưới 1% trong 5 tháng đầu năm 2015, giảm từ mức hơn 28% trong năm 2008.

Chỉ số VN-Index giao dịch ở mức 12 lần, trong khi chỉ số MSCI Đông Nam Á là 14,7 lần.

Giới chức Việt Nam coi đầu tư nước ngoài là một trong những chìa khóa chính để phát triển thị trường chứng khoán của quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nâng cấp từ thị trường sơ khai lên thị trường mới nổi, theo xếp hạng của MSCI.

"Việc tự do hóa các giới hạn sở hữu nước ngoài là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Bước quan trọng tiếp theo trong quá trình mở cửa thị trường là giảm dần sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp quốc doanh đang niêm yết trên sàn”, James Bannan, nhà điều hành tại Frontier Markets Fund ở Coeli, Thụy Điển cho biết.

Bannan cũng cho biết thêm, ông đang tiếp tục mua thêm cổ phiếu Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành một chính sách vào ngày 26.6 là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng nắm giữ cổ phần trong một số lĩnh vực lên tới 100% từ mức 49%, trừ một số lĩnh vực trong đó có khối ngân hàng giới hạn ở 30%.

“Chính phủ Việt Nam cũng đang mở cửa lĩnh vực doanh nghiệp cùng với dân số trẻ và chi phí lao động rẻ sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường sơ khai hấp dẫn nhất khu vực”, Shamoon Tariq, nhà quản lý tiền tệ tại Tundra Fonder trụ sở tại Stockholm, cho biết.

“Việc nới room các quyền hạn chế sở hữu là một bước tiến gần hơn tới cơ chế thị trường mở. Điều này sẽ thu hút một khối lượng lớn các nhà đầu tư quốc tế”, nhà quản lý Tariq cho biết thêm.

Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bloomberg: Việt Nam vẫn là điểm sáng chứng khoán dù Fed tăng lãi suất