Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (số 23-NQ/TW, ngày 22.3.2018).

Bộ Chính trị đặt mục tiêu năm 2030 hoàn thành công nghiệp hóa, vào top 3 ASEAN

Trí Lâm | 24/03/2018, 15:06

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (số 23-NQ/TW, ngày 22.3.2018).

Nghị quyết nhận định, nền công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;trình độ công nghệ còn lạc hậu, chậm được đổi mới; chất lượng sản phẩm, năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp;phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác…

Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của đa số doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thấp, nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn thua lỗ. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt. Tỷ lệ nội địa hoá của các ngành công nghiệp ở mức thấp; tình trạng ô nhiễmmôi trường từ phát triển công nghiệp ngày càng trầm trọng...

Nguyên nhân chủ yếu là nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về chính sách công nghiệp quốc gia còn chưa đầy đủ, bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ; quản lý của Nhà nước đối với một số lĩnh vực công nghiệp còn chồng chéo, có lúc bị buông lỏng; Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu…

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nướcdẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngànhcông nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Cụ thể, đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chếbiến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.

Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm. Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụđạt trên 70%. Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Giai đoạn đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cơ khí như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế…

Giai đoạn 2030-2045, tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
21 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Chính trị đặt mục tiêu năm 2030 hoàn thành công nghiệp hóa, vào top 3 ASEAN