Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đề nghị tạm dừng biến động tài sản như đất đai, cổ phần, cổ phiếu liên quan đến anh em ông Trịnh Văn Quyết.

Bộ Công an đề nghị phong tỏa giao dịch tài sản của anh em tỉ phú Trịnh Văn Quyết

Theo TNO | 14/04/2022, 18:01

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đề nghị tạm dừng biến động tài sản như đất đai, cổ phần, cổ phiếu liên quan đến anh em ông Trịnh Văn Quyết.

quyet-2.jpeg

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công An đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đề nghị tạm dừng biến động tài sản các cá nhân, tổ chức liên quan đến Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp; Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS; và Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC… để phục vụ điều tra.

Bà Trịnh Thị Thúy Nga và bà Trịnh Thị Minh Huế là em gái của ông Trịnh Văn Quyết.

Văn bản C01 nêu rõ căn cứ theo quy định bộ luật Hình sự, bộ luật Tố tụng hình sự, C01 đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu cho C01 về tài sản (bất động sản, cổ phần/góp vốn, cổ phiếu,...) đứng tên các cá nhân và các công ty liên quan đến cá nhân nêu trên. C01 đề nghị cung cấp thông tin trước ngày 15.4.

Để phục vụ cho hoạt động điều tra, trước đó, C01 cũng đã có văn bản đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ mở tài khoản và giao dịch của 3 anh em tỉ phú Trịnh Văn Quyết và một số lãnh đạo FLC để điều tra.

Các ngân hàng kể trên gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).

C01 đề nghị các ngân hàng trên phối hợp cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê tài khoản, sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch để phục vụ công tác điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP chứng khoán BOS và các công ty liên quan.

Cũng trong ngày 14.4, UBND một số tỉnh, thành phố đã có văn bản chỉ đạo sở Tài nguyên - Môi trường, sở KH-ĐT, sở Tư pháp và các đơn vị liên quan rà soát các thông tin về bất động sản, cổ phần, vốn góp, cổ phiếu… có liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và người thân.

Trước đó, từ 29.3 đến 5.4, C01 đã lần lượt khởi tố, bắt tạm giam các bị can Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thuý Nga và Trịnh Thị Minh Huế để điều tra về tội danh “thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.

Bước đầu C01 xác định bị can Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã có các hành vi che giấu thông tin về hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công an đề nghị phong tỏa giao dịch tài sản của anh em tỉ phú Trịnh Văn Quyết