Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết việc quyền kiểm soát giá điện của EVN được nới lỏng là để phù hợp với thực tế hiện nay.

Bộ Công Thương nói EVN được quyền tăng giá điện dưới 5% là phù hợp

tuyetnhung | 01/07/2017, 16:25

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết việc quyền kiểm soát giá điện của EVN được nới lỏng là để phù hợp với thực tế hiện nay.

Theo quy định mới vừa được ban hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể tăng giá điện trong phạm vi dưới 5% mà không cần xin phép các cơ quan chức năng.

Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng ban hành quy định trong trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát.

Quyền kiểm soát giá điện của EVN được nới lỏngtrong phạm vi từ 3% đến dưới 5% đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trước thông tin này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) lên tiếng cho biết việc điều chỉnh nêu trên là để phù hợp với thực thực tế hiện nay.

Với việc giá nhiên liệu trên thế giới, đặc biệt là giá dầu biến động lớn và tỷ giá ngoại tệ giữa USD và đồng Việt Nam có xu hướng tăng cao, ông Tuấn cho rằng việc chỉ điều chỉnh giá bán điện bình quân khi giá điện tăng từ 7% trở lên sẽ không phản ánh kịp thời biến động của các các thông số đầu vào cơ bản trong năm.

Trong khi đó, giá điện không phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh gây lỗ cho các đơn vị điện lực và không thu hút đầu tư, từ đó không đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện hiện nay (từ 12%-14%).

Ngoài ra, theo báo cáo kết quả kiểm tra giá thành năm 2015 của Bộ Công Thương, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2015 của EVN là 234,73 nghìn tỉ đồng. Việc thực hiện điều chỉnh tăng giá điện 7% đồng nghĩa với việc tăng tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện ít nhất khoảng 16.000 tỉ đồng sẽ khó đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc tăng giá điện, gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá điện theo giá thị trường.

"Vì vậy, cần giảm ngưỡng điều chỉnh giá và cho phép EVN quyết định điều chỉnh giá điện trong phạm vi nhất định từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định để kịp thời phản ánh kịp thời sự biến động của các thông số đầu vào cơ bản", ông Tuấn cho hay.

EVN nói nới quy định chỉ là hình thức

Trước thông tin được nới lỏng thẩm quyền điều hành giá điện, trao đổi với báo chí, đại diện EVN cho biết quy định này chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, còn thực tế tập đoàn không được tự ý. Việc điều chỉnh giá điện của EVN luôn được các bộ ngành kiểm soát chặt chẽ, từ chi phí đầu vào... để khi tăng không ảnh hưởng đến nền kinh tế.

"Tăng giá điện bất cứ lúc nào, dù là 1% thì EVN cũng đều phải báo cáo, xin ý kiến của cơ quan chức năng. Còn về thủ tục chính thức thì đúng là EVN không phải trình, chờ phê duyệt nhưng đằng sau vẫn là sự kiểm soát từ các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư", vị đại diện này nói.

Bên cạnh đó, đại diện EVN cũng cho rằng với quy định mới này thì biên độ nhỏ đưa giá điện gần về với thị trường hơn, như mặt hàng xăng dầu chẳng hạn. Nhưng với việc kiểm soát giá điện như hiện nay thì việc đưa giá điện về gần với thị trường vẫn chỉ là hình thức.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương nói EVN được quyền tăng giá điện dưới 5% là phù hợp