Hàng loạt nhân sự, lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công Thương đã được đưa ra trong quá trình sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Bộ này.

Bộ Công Thương thay nhiều lãnh đạo chủ chốt

tuyetnhung | 22/08/2017, 20:23

Hàng loạt nhân sự, lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công Thương đã được đưa ra trong quá trình sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Bộ này.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ngày 21.8 đã ký các Quyết định về nhân sự lãnh đạo các đơn vị mới. Cùng ngày, Bộ trưởng cũng đã ký văn bản gửi các đơn vị thuộc Bộ tạm thời phân công thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, đảm bảo không gián đoạn công việc của đơn vị và của Bộ.

Theo quyết định, đối với cấp trưởng đơn vị, với các đơn vịthay đổi tên, thành lập mới và điều chuyển cán bộ lãnh đạo từ đơn vị khác nhau thì tạm thời giao phụ trách đơn vị; Đối với đơn vị không thay đổi tên gọi thì giữ nguyên lãnh đạo cấp trưởng. Sau khi ổn định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, giao Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình bổ nhiệm cấp trưởng các đơn vị theo quy định.

Đối với cấp phó đơn vị, Ban cán sự thống nhất bước đầu điều động nhân sự cấp phó theo sự điều chuyển về chức năng nhiệm vụ. Sau đó sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá để sắp xếp lại theo đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là 1 đơn vị chỉ có 3 cấp phó.

Theo đó, từ ngày 21.8, ông Đặng Huy Cường, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng sẽ phụ trách Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Ông Phương Hoàng Kim, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng phụ trách Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

Ông Nguyễn Việt Sơn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng phụ trách Vụ Dầu khí và Than; Vụ Thị trường châu Á - châu Phi giao bà Lê Hoàng Oanh phụ trách; Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ giao ông Đặng Hoàng Hải phụ trách.

Trong khi đó, có những lãnh đạo các cục, vụ được xóa bỏ cũng được điều chuyển sang vị trí mới, như: Ông Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ phụ trách Vụ thị trường trong nước

Ông Trần Quốc Toàn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và miền núi giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Ông Nguyễn Văn Hội, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ thương mại biên giới và miền núi giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước.

Với đơn vị mới là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, bà Lại Việt Anh, nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ giữ chức vụ Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tạm thời phụ trách cục này cho đến khi có Cục trưởng.

Ông Trịnh Anh Tuấn, nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tạm thờiphụ trách Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (vừa được thành lập mới).

Trước đó, vào ngày 18.8, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, thay thế cho Nghị định số 95/2012/NĐ-CP. Theo Nghị định mới, cơ cấu tổ chức của Bộ có nhiều thay đổi, còn 30 đầu mối, giảm 5 đầu mối so với Nghị định cũ; số phòng trong Vụ, Cục cũng được quy định cụ thể và cắt giảm nhiều.

30 đơn vị chính thức của Bộ Công Thương sau khi cắt giảm

1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
5. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
6. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
7. Vụ Thị trường trong nước.
8. Vụ Dầu khí và Than.
9. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Pháp chế.
12. Thanh tra Bộ.
13. Văn phòng Bộ.
14. Tổng cục Quản lý thị trường.
15. Cục Công tác phía Nam.
16. Cục Điều tiết điện lực.
17. Cục Công nghiệp.
18. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
19. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
20. Cục Phòng vệ thương mại.
21. Cục Xúc tiến thương mại.
22. Cục Công Thương địa phương.
23. Cục Xuất nhập khẩu.
24. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
25. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
26. Cục Hóa chất.
27. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
28. Báo Công Thương.
29. Tạp chí Công Thương.
30. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương thay nhiều lãnh đạo chủ chốt