Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục Stem, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc triển khai dạy học Stem trong giáo dục trung học.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn 3 hình thức giáo dục Stem ở bậc trung học

16/08/2020, 08:30

Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục Stem, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc triển khai dạy học Stem trong giáo dục trung học.

Học sinh tại TP.HCM tham gia chương trình ngoại khóa có liên quan đến Stem - Ảnh: Thanh Niên

Chương trình giáo dục Stem đã trở thành một chủ đề chính trong các cuộc thảo luận và kế hoạch của các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển do tầm quan trọng của chương trình với bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Tại Việt Nam, từ năm học 2013-2014 đến nay, giáo dục Stem đã được triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan, gắn với đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thông qua xây dựng và thực hiện các chủ đề/dự án học tập gắn với thực tiễn.

Để thống nhất nội dung, phương pháp thực hiện giáo dục Stem trong nhà trường, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục Stem, Bộ GD-ĐT đã có văn bản nêu rõ 3 hình thức tổ chức giáo dục Stem như sau:

Thứ nhất, dạy học các môn khoa học theo bài học Stem: Đây là hình thức tổ chức giáo dục Stem chủ yếu trong trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học Stem để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn. Học sinh thực hiện bài học Stem được chủ động nghiên cứu SGK, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức.

Thứ 2, tổ chức hoạt động trải nghiệm Stem thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm Stem trong trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.

Thứ 3, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật: Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội Stem hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị.

Một trong những giá trị cốt lõi chương trình thực hiện chủ đề Stem là truyền cảm hứng về khả năng sáng tạo của cá nhân, giúp phát triển các đặc điểm của cá nhân sáng tạo: tính trôi chảy, tính linh hoạt, tính độc đáo, tính tỉ mỉ.

Bộ GD-ĐT đề nghị nhà trường và giáo viên cần lưu ý đến việc sử dụng thiết bị, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu. Sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

Tú Viên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT hướng dẫn 3 hình thức giáo dục Stem ở bậc trung học