Trong khi các chuyên gia giáo dục đang đưa ý kiến về việc nên hay không tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán, thì các thầy cô giáo cùng các em học sinh đã "lên dây cót" chuẩn bị tinh thần ôn tập để hoàn thành tốt kỳ thi tuyển sinh THPT năm 2017.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn học sinh ôn tập để chuẩn bị phương án thi trắc nghiệm năm 2017

Haiyen | 14/09/2016, 10:15

Trong khi các chuyên gia giáo dục đang đưa ý kiến về việc nên hay không tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán, thì các thầy cô giáo cùng các em học sinh đã "lên dây cót" chuẩn bị tinh thần ôn tập để hoàn thành tốt kỳ thi tuyển sinh THPT năm 2017.

Với nhiều thắc mắc, băn khoăn của các thí sinh, Bộ GD-ĐT đã có những giải đáp liên quan tới các vấn đề tuyển sinh năm 2017.

Tuyển sinh năm 2017, học sinh phải thay đổi như thế nào về cách học khi một số môn thi chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm?

Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) hay tự luận chỉ là hình thức của câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Cùng một nội dung kiến thức có thể kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ hoặc tự luận. Câu hỏi tự luận không cho trước đáp án mà đòi hỏi thí sinh phải "tìm" đáp án; còn câu hỏi TNKQ thì học sinh phải "chọn" đáp án trong số những lựa chọn của câu hỏi. Để "chọn" được đáp án đúng thì thí sinh phải biết "tìm" đáp án một cách nhanh chóng và chắc chắn.

Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức này là thí sinh phải trình bày lời giải (đối với câu hỏi tự luận) hay không phải trình bày lời giải (đối với câu hỏi TNKQ). Như vậy, hình thức câu hỏi TNKQ hay tự luận không ảnh hưởng gì đến cách dạy và cách học. Dù câu hỏi theo hình thức nào thì học sinh cũng phải nắm vững kiến thức, kỹ năng thì mới "tìm" rồi "chọn" được đáp án đúng một cách nhanh nhất, chắc chắn nhất.

Vậy có sách giáo khoa biên soạn riêng cho hình thức thi tự luận hay hình thức thi trắc nghiệm hay không?

Theo phương án thi THPT quốc gia 2017 mới được công bố, ngoài môn Ngữ văn thi tự luận, tất cả những môn còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Hình thức thi trắc nghiệm đã được thực hiện gần 10 năm nay với các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh họcsong giáo viên và học sinh vẫn sử dụng SGK hiện hành để dạy - học và vẫn cho kết quả tốt. Điều này cho thấyviệc dùng SGK hiện hành không ảnh hưởng gì đến việc thi theo hình thức trắc nghiệm hay tự luận. Bộ GD-ĐT khẳng định không hề có bộ SGK nào dành riêng cho hình thức thi trắc nghiệm hay tự luận.

Thi trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm môn Toán có kiểm tra được tư duy logic, sáng tạo của thí sinh không?

Thi trắc nghiệm ở nước ta không phải là hình thức mới. Việc thi Toán bằng hình thức TNKQ có thể là mới với chúng ta nhưng nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng từ lâu. Trắc nghiệm môn Toán được áp dụng ở các bài thi SAT và ACT của Hoa Kỳ là một ví dụ. Mỗi bài thi này có khoảng trên 50 câu hỏi Toán hoàn toàn thi bằng hình thức TNKQ. Hằng năm mỗi bài thi này thu hút hàng triệu lượt thí sinh tham gia dự thi để ứng tuyển vào khoảng 1.800 trường đại học của Hoa Kỳ.

Trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự khách quan và công bằng cho tất cả thí sinh. Đề thi TNKQ được thiết kế tốt sẽ đánh giá được nhiều khả năng tư duy, năng lực ở các mức độ khác nhau của người học. Cho dù có nhiều cách giải khác nhau trong bài toán cũng cùng đến một kết quả do vậy khi thiết kế câu hỏi thi các chuyên gia đã tính toán tối thiểu phải qua bao nhiêu bước tư duy mới giải được và mất tối thiểu bao nhiêu thời gian. Nếu có những cách giải sáng tạo để thu ngắn các bước tư duy và thời gian thì các thí sinh này thực sự có năng lực bậc cao để giải quyết hết các câu hỏi trong bài thi. Thực tế, trong các các câu hỏi TNKQ, trong số 4 phương án trả lời thường có 2-3 phương án rất gần nhau, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kỹ lưỡng và có lập luận chặt chẽ để chọn câu trả lời chính xác nhất. Do vậy, hình thức thi TNKQ hoàn toàn có thể kiểm tra được tư duy logic và sự sáng tạo của thí sinh.

Bài thi Khoa học tự nhiên và bài thi Khoa học xã hội là bài thi tích hợp hay bài thi tổ hợp? Việc làm và chấm điểm các môn thi thành phần như thế nào? Thí sinh có phải làm cả hai bài thi này không?

Các bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH) là bài thi tổ hợp, mỗi bài thi gồm các môn thi riêng rẽ, các môn được bố trí tuần tự hết môn này đến môn khác. Kết quả chấm thi sẽ đưa ra điểm từng môn thành phần và điểm của cả bài thi tổ hợp phục vụ xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Nhằm hạn chế việc thí sinh có thể chỉ làm bài thi đối với một số môn thành phần, bỏ qua một số môn khác trong bài thi, quy chế thi THPT quốc gia sẽ quy định cụ thể cách thức tổ chức thi và mức điểm tối thiểu đối với mỗi bài thi, môn thi (điểm liệt) để làm điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Để được xét tốt nghiệp THPT, ngoài 3 môn bắt buộc, thí sinh chọn thi thêm bài thi KHTN hoặc bài thi KHXH. Nếu có nguyện vọng, thí sinh có thể thi cả 2 bài thi này để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ nhiều ngành khác nhau. Khác với các năm trước, năm nay thí sinh biết trước các môn thi ngay từ đầu năm, do đó giúp thí sinh chủ động hơn trong ôn tập.

Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh có gì thay đổi so với năm 2016?

Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh được thực hiện như năm 2016, do Sở GD-ĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.

Quy chế thi THPT quốc gia sẽ quy định cụ thể mức điểm tối thiểu đối với mỗi bài thi, môn thi (điểm liệt) để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đây là giải pháp để góp phần khắc phục tình trạng học lệch.

Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ? Liệu có xảy ra tình trạng thí sinh ảo như năm 2016?

Năm 2017, để đảm bảo tối đa quyền lợi của thí sinh, dự kiến thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành của một hoặc nhiều trường và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Điều này làm phát sinh hiện tượng “thí sinh ảo”. Để khắc phục tình trạng này, Bộ đã và đang tích cực chuẩn bị thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về phương diện quản lý và kỹ thuật.

Về mặt quản lý, Bộ sẽ rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ; trên cơ sở đó, yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu sát với nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo thực tế và khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp... để tránh hiện tượng xác định “chỉ tiêu ảo” trong tuyển sinh.

Về mặt kỹ thuật, Bộ tiếp tục chuẩn bị các điều kiện ứng dụng triệt để CNTT trong tuyển sinh nhằm giải quyết tình trạng “thí sinh ảo”. Trong hai năm qua, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị phần mềm quản lý tuyển sinh có thể lọc ảo và đã tiến hành chạy thử nghiệm trên cơ sở dữ liệu đăng ký xét tuyển của các năm 2015 và 2016.

Mọi thông tin cần thắc mắc, các thí sinh, phụ huynh có thể truy cập vào địa chỉ:http://www.moet.gov.vn - toàn bộ đề thiminh họa của Bộ sẽ công bố trên cổng thông tin điện tử này.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT hướng dẫn học sinh ôn tập để chuẩn bị phương án thi trắc nghiệm năm 2017