Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 với nhiều điểm mới như bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào với đại học, thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, nhiều trường... Tuy nhiên, các trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai chuẩn đầu ra.

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn đại học, không giới hạn nguyện vọng xét tuyển

Hải Yến | 17/12/2016, 08:05

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 với nhiều điểm mới như bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào với đại học, thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, nhiều trường... Tuy nhiên, các trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai chuẩn đầu ra.

Không giới hạn đầu vào tuyển sinh và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi THPT quốc gia

Chia sẻ với phóng viên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay Bộ GD-ĐT sẽ không giới hạn đầu vào tuyển sinh, nhưng các trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng để xã hội biết và giám sát. Khi tuyển sinh phải công khai bao nhiêu sinh viên/1 giáo viên. Bộ cũng yêu cầu các trường đại học khi công bố đề án tuyển sinh thì phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, bởi trước đây có yêu cầu công khai nhưng không rõ ràng, thậm chí có hiện tượng kê khai, mượn các hồ sơ kýhợp đồng giáo viên nhưng thực tế giáo viên tham gia giảng dạy rất ít.

Theo dự thảo, thí sinh được đăng ký xét tuyểnnguyện vọng tùy ý mà không bị giới hạn số lượng nguyện vọng cũng như số trường. Tuy nhiêncác nguyện vọng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp,trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất. Thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng trước khi thi, cùng lúc với làm thủ tục dự thi.Trong đợt 1, đối với các trường, ngành thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi được thực hiện trực tuyến với tài khoản và mã số thí sinh đã được cung cấp khi đăng ký dự thi. Sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng của mình một lần nữa để tăng khả năng thi đỗ.

Năm 2017, Bộ cũng sẽ không quy định cụ thể thời gian các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Các trường được tự chủ hoàn toàn khi thực hiện xét tuyển bổ sung và có thể xét tuyển bổ sung một hoặc nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1.

Bỏ điểm sàn đại học và các trường được xét tuyển thành nhiều đợt trong năm

Theo ông Bùi Văn Ga, việc đổi mới công tác tuyển sinh không thể thực hiện cùng một lúc được mà phải làmtừng bước cho phù hợp với điều kiện thực tế. Qua mỗi mùa tuyển sinh, Bộ thấy những điểm bất cập đối với thí sinh, nhà trường. Vì thế, Bộ GD-ĐT phải điều chỉnh, dự kiến bỏ điểm sàn trong xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017. Năm nay, Bộ quy định điều kiện cần chung nhất là điểm tốt nghiệp THPT, còn các trường tự cân nhắc đặt điều kiện đầu vào phù hợp để đảm bảo chất lượng, xây dựng uy tín.

“Điều này giúp cho việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu không quá gấp, mặt khác có thểgiúp thí sinh có nhiều thời gian lựa chọn nguyện vọng phù hợp hoặc tránh đăng ký sai nguyện vọng so với số điểm thi của mình”, ông Ga khẳng định.

Theo quy chế lần này,các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải công bố tổ hợp điểm thi của các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội (gọi tắt là môn thi) để xét tuyển. Những trường sử dụng tổ hợp các môn thi, bài thi mới ngoài khối thi truyền thống (khối thi đã sử dụng từ năm 2014 trở về trước) để xét tuyển cho một ngành cần dành ít nhất 25% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các khối thi truyền thống. Quy định này chỉ thực hiện trong năm 2017.

Về tổ chức tuyển sinh, dự thảo quy định, với các trường có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển cần xác định và công bố công khai việc dùng các tổ hợp điểm thi của các bài thi/môn thi (bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội) và các môn thi thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành. Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành. Tuy nhiên, các trường phải đảm bảo các yêu cầu: Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.

Với các trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển cần lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh theo quy định trên. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn đại học, không giới hạn nguyện vọng xét tuyển