Trước thắc mắc về việc có hay không lợi ích nhóm trong biên soạn, lựa chọn SGK, Bộ GD-ĐT đã phản hồi và cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu liên quan.

Bộ GD-ĐT: Thanh tra việc lựa chọn SGK để không xảy ra lợi ích nhóm

Dạ Thảo | 15/02/2023, 17:45

Trước thắc mắc về việc có hay không lợi ích nhóm trong biên soạn, lựa chọn SGK, Bộ GD-ĐT đã phản hồi và cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu liên quan.

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay quy trình biên soạn SGK được các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của Luật Xuất bản, bảo đảm các tiêu chuẩn, tiêu chí về SGK. Ngoài ra, thực hiện việc xã hội hóa khâu biên soạn SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ cũng đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng SGK từ khâu biên soạn, thẩm định, lựa chọn và sử dụng.

Việc lựa chọn SGK được thực hiện theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, trong đó quy trình lựa chọn SGK được quy định tại điều 8, các hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh dựa trên kết quả lựa chọn của các cơ sở giáo dục phổ thông, đồng thời báo cáo UBND cấp tỉnh về quá trình lựa chọn và tiếp thu kết quả của các cơ sở. Như vậy, theo Bộ GD-ĐT, các quy định của thông tư bảo đảm tính dân chủ, công khai và minh bạch trong quá trình lựa chọn SGK.

Bộ GD-ĐT khẳng định trong năm qua, thanh tra, kiểm tra 14 tỉnh thành, kết quả cho thấy các cơ sở phổ thông và hội đồng lựa chọn SGK đã thực hiện việc lựa chọn đúng quy định, kết quả lựa chọn của các hội đồng môn học trùng với kết quả lựa chọn của các cơ sở.

80782952_569801003582811_5799463325829955584_n_1577441159780.jpg
Việc lựa chọn SGK, theo Bộ GD-ĐT, có sự đồng thuận của giáo viên và phụ huynh

Tiếp thu ý kiến của người dân, thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục tăng cường công tác giám sát việc biên soạn SGK của các tổ chức, cá nhân; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra địa phương trong việc lựa chọn SGK, phát hiện những vướng mắc và xử lý các tiêu cực trong quá trình lựa chọn nếu có.

Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận trong quá trình dạy và học vẫn còn có hiện tượng học sinh ghi chép vào SGK, dẫn đến SGK không thể tái sử dụng, gây lãng phí. Nhằm tăng cường quản lý và sử dụng SGK, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản SGK.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành SGK nhằm tiết kiệm, giảm giá thành SGK; kịp thời in ấn, phát hành, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng SGK phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh và thực hiện chính sách hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn SGK sẽ được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, có sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh học sinh... 100% giáo viên dạy lớp các lớp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, kỹ thuật, phương pháp dạy học; đảm bảo đủ điều kiện theo quy định...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT: Thanh tra việc lựa chọn SGK để không xảy ra lợi ích nhóm