Trong bối cảnh học sinh nghỉ tránh dịch COVID-19 khá dài, Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên kỳ thi THPT quốc gia 2020 vẫn được thực hiện.
Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, một số chuyên gia cho rằng nên chăng cần có giải pháp dài hơi cho kỳthi THPT quốc gia năm nay. Nếu tình hình nghỉ còn kéo dài, không còn quỹ thời gian, nên chăng hủykỳ thi THPT quốc gia. Một số chuyên gia khác đề xuất, tiếp tục thi THPT quốc gia nhưng cần tinh giản một số kiến thức trong giai đoạn nghỉ dịch COVID-19, bỏ một số môn thi hoặc thay đổi cách ra đề thi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngày17.3, ôngMai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐTcho biết, trong điều kiện cụ thể của giai đoạn này, kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh của dịch COVID-19; Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Cụ thể, sẽ nghiên cứu giảm tải chương trình để vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo cho Kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp giảm tải chương trình do COVID-19, làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập, do vậy giáo viên và học sinh không cầnquá lo lắng.
Theo ôngMai Văn Trinh,hiện nay, thực hiện Kết luận số 51 của ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được giữ ổn định trong giai đoạn 2017-2020; kết quả của kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương và làm cơ sở để tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Trên thực tế, tuyệt đại đa số các trường đạihọc đều sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh ở các mức độ khác nhau. Do đó, cần giữ phương thức thi ổn định hiện tại.
Trước đó, chiều tối 16.3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19của Bộ GD-ĐT. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ GD-ĐT đẩy mạnh học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học, tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chuyên môn của bộ sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để các địa phương, cơ sở giáo dục có căn cứ triển khai đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cần lưu ý công tác thẩm định nội dung, chất lượng các bài giảng trực tuyến. Rà soát để đưa ra phương án cắt giảm, tinh giản chương trình nhưng phải đảm bảo chất lượng; không thực hiện tinh giản cơ học mà tinh giản những nội dung không thật sự cần thiết. Bộ trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thành xây dựng đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 cho tất cả các môn theo hướng tính toán cân đối lượng kiến thức sao cho phù hợp. Cùng với đó là chủ động xây dựng phương án hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 như sau:
- Kết thúc năm học trước ngày 15.7.2020.
- Thi THPT quốc gia từ ngày 8-11.8
Trên cơ sở khung kế hoạch thời gian nêu trên, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động quyết định thời gian cho học sinh đi học trở lại, đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.
Trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở GD - ĐT tiếp tục rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT, triển khai các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình; tổ chức ôn tập, kiểm tra công nhận kết quả học tập qua internet, trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại.
Bộ GD -ĐT tiếp tục bám sát tình hình diễn biến và kiểm soát dịch bệnh để hướng dẫn kịp thời các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020.