Chiều nay, ngày 17.8, Bộ GTVT tổ chức buổi Họp báo về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đó là dự án Đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987+560-Km2014 tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.

Bộ Giao thông cho rằng nếu người dân tiếp tục trả tiền lẻ thì tỉnh phải chỉ đạo xử lý

Nam Phong | 17/08/2017, 16:45

Chiều nay, ngày 17.8, Bộ GTVT tổ chức buổi Họp báo về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đó là dự án Đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987+560-Km2014 tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.

Buổi họp báo thu hút sự quan tâm của đông đảo phóng viên báo chí. Chủ trì buổi họp báo làông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT.

PV báo điện tửMột Thế Giới đặt câu hỏi:

- Miễn giảm phí kéo theo việc kéo dài thời gian thu phí, dẫn tới việclãi ngân hàng mà chủ đầu tư phải trả cũngkéo dài,suy cho cùng là tiền của người dân, ai chịu trách nhiệm?

Ông Nguyễn Ngọc Đông: Phải có tính toán về phương án tài chính sơ bộ đối với DA. Trên cơ sở này, Bộ sẽ trao đổi lại với CĐT và đơn vị tín dụng để có các phương án cụ thể đầu vào của vốn.

- Liệu có tính đến việc chuyển trạm?

Ông Đông: Đây là nằm trong phạm vi DA. Nhà nước bỏ tiền mua hay không? Nhà nước đang phải thực hiện thu hút đầu tư phục vụ nhu cầu phát triển. Đây là kênh được kỳ vọng thu hút không chỉ là vốn trong nước mà là vốn từ nước ngoài, không chỉ với ngành giao thông mà tất cả các ngành khác.

- Còn việc cải tạo đường xong thu phí chứ không phải làm đường mới?

- Ông Đông: Đây là cải tạo, nâng cấp bao gồm cải tạo nâng cấp mặt đường, cầu. Không chỉ có đoạn đường mới mà còn cải tạo nâng cấp 2 đoạn đường đầu và cuối thị xã vì đã xuống cấp

PV báo Tiền Phong: Việc 2 cây cầu nằm trong DA được chuyển thành cống, giảm được vốn đầu tư bao nhiêu? Có tính lại vào thời gian thu phí thế nào?

Ông Đông: 2 cây cầu được thay thế bằng 2 cống cho phù hợp với thiết kế, yếu tố kỹ thuật. Việc này về con số cụ thể sẽ cung cấp sau. Nhưng tôi nghĩ nó không giảm đến 1 ngày thu phí.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng việc hai câu cầu "biến mất" là do giải pháp kỹ thuật khi thực hiện. Hai câu cầu biến mất là cầu bản, dài 6 m. Chủ đầu tư đã thay thế 2 cây cầu đó bằng cống hộp. Như cái cửa, ban đầu thiết kế 2 m nhưng sau đó thấy cao quá nên chỉ làm 1,8 m, vấn đề là phải đảm bảo thoát nước. Còn việc giảm được bao nhiêu kinh phí sau khi 2 cầu thành cống, Bộ sẽ có con số cụ thể. Tuy nhiên chắc chắn kinh phí giảm không được nhiều.

PV báo Lao Động: Luật BOT hay nghị định riêng về BOT hiện nay được tínhthế nào?

- Theo đánh giá chung, ta phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ hơn. Chúng tôi đã kiến nghị luật Đầu tư đối tác công tư (PPP) để xử lý được tất cả những điểm trùng lặp với các luật liên quan tới các ngành khác. Quan trọng nhất là điều các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, là sau khi hoàn tất hoàn vốn thì việc xử lý công trình đó thế nào? Nhà nước có phương án thanh lý nó ra sao vì nhà đầu tư nước ngoài không mang được công trình về nước họ.

PV Zing: Bộ GTVT giảm phí cho hầu hết các loại xe nhưng thực chất các tài xế, người dân phản đối phí cao chỉ là 1 phần. Họ chủ yếu phản đối việc đặt trạm BOT ở quốc lộ 1. Liệu việc giảm phí có giải quyết được vấn đề?

- Ông Đông: Phương án tài chính đổ bể sẽ dẫn đến tính pháp lý, kiện tụng, việc này phải giải quyết hài hoà.Việc thu phí là bức tranh chung trên toàn thế giới, trừ 1 số nước tại châu Âu, ngân sách họ đáp ứng được nên không có việc thu phí. Chúng tôi rất hoan nghênh việc đầu tư hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước, nhưng điều kiện ngân sách của ta không thể đáp ứng được.

Trả lời báo chí về trường hợp nếu nhà đầu tư kiện Bộ GTVT vì dự ánbị ảnh hưởng khi đưa vào khai thác, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ: “Chúng tôi từng nói việc xảy ra ở BOT Cai Lậy rất đáng tiếc. Bộ không thể cản được việc chủ đầu tư kiện lại cơ quan quản lý Nhà nước khi lợi ích của họ ảnh hưởng. Trong hợp đồng có ghi nếu mâu thuẫn không thể giải quyết được thì sẽ ra tòa án. Chúng tôi không kỳ vọng việc phải ra tòa và mong muốn các chủ đầu tư ngồi lại cùng giải quyết cùng Bộ GTVT”.

Theo thứ trưởng Đông, ai cũng mong muốn đi đường miễn phí. Ở nước ngoài, một số nước không thu phí bởi họ có ngân sách. Còn ở các nước đang phát triển phải thu hút kênh tư nhân để đầu tư. Ngân sách của chúng ta hiện nay không đáp ứng được. Nếu dùng ngân sách nhà nước, Bộ GTVT rất hoan nghênh nhưng ngân sách không đủ. Việc tại BOT Cai Lậy phải quyết một cách hài hòa theo kiểu win-win. Theo đó, Nhà nước có tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian ngân sách khó khăn; Nhà đầu tư có lãi; người dân có đường rộng rãi để đi.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định Bộ không lường trước được sự việc ở BOT Cai Lậy. Bộ đang tập trung các cơ quan chức năng của Bộ và tích cực trao đổi với Tiền Giang để xử lý.

Ngoài ra, BộGTVT sẽ trao đổi với chủ đầu tư và các đơn vị tín dụng. Còn việc đảm bản an ninh an toàn thì địa phương xử lý là chính.

“Chúng tôi không kỳ vọng những sự việc tương tự xảy ra ở bất cứ trạm BOT nào”, Thứ trưởng Đông nói.

PV trang Zing tiếp tục đặt câu hỏi: Hướng giải quyết tình trạng người tham gia giao thông tiếp tục dùng tiền lẻ trả phí gây ùn tắc trên tuyến?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng nếu người dân tiếp tục trả tiền lẻ, cơ quan chức năng cụ thể là UBND tỉnh Tiền Giang phải chỉ đạo xử lý. Phải tuyên truyền cho người dân.

Về lâu dài, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng không chỉ trạm thu phí BOT Cai Lậy mà các trạm khác cũng phải tiến tới thực hiện việc thu phí điện tử giống như trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Trả lời câu hỏi của PV Dân Trí về trách nhiệm của các bên liên quan đến bất cập tại trạm thu phí BOT Cai Lậy, Thứ trướng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: “Sai đến đâu sẽ xử lý đến đó”. Trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà đầu tư dựa trên các quy định trong hợp đồng đầu tư; sau đó đến đại diện quản lý nhà nước là Tổng cục Đường bộ và địa phương là tỉnh Tiền Giang.

“Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm các bên để có xem xét cụ thể, theo quy trình để xử lý. Nếu có sai sót về mặt hình sự sẽ xử lý về mặt hình sự, tuy nhiên ở đây chưa phát hiện ra sai sót về mặt hình sự” – Thứ trưởng Đông cho hay.

Trước trạm BOT Cai Lậy đã từng có những dự án bị phản ứng như BOT Bến Thủy (Nghệ An), Quán Hàu (Quảng Bình), Tam Nông (Phú Thọ), Lương Sơn (Hòa Bình)... Câu hỏi đặt ra là vì sao Bộ GTVT không lường trước những bất cập để xảy ra những phản ứng từ người dân trong khi sửa dụng đường bộ và nộp phí đường bộ?

Người phát ngôn Bộ GTVT thừa nhận: “Đúng là có những trạm BOT bất hợp lý, có những nơi dự án BOT chưa được đồng thuận ở người sử dụng và người đầu tư dự án. Bộ GTVT đang rà soát để điều chỉnh là sao cho phù hợp với phương án tài chính, lợi ích của người sử dụng đường bộ”.

Buổi họp báo kết thúc lúc 16h30.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Giao thông cho rằng nếu người dân tiếp tục trả tiền lẻ thì tỉnh phải chỉ đạo xử lý