Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc ngập cục bộ đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Bộ GTVT báo cáo Chính phủ hướng khắc phục ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Long Hải | 17/08/2023, 08:00

Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc ngập cục bộ đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

cao-toc.jpg
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua địa phận tỉnh Bình Thuận bị ngập nước do mưa lớn vào ngày 29.7

Ngày 9.8, Bộ GTVT đã nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao bộ cử tổ công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá đầy đủ, khách quan các nguyên nhân gây ngập tại đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (từ thiết kế, tính toán cao độ đường, thi công, phương án thoát nước...).

Trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư, kết quả kiểm tra thực tế và đánh giá của các chuyên gia cho thấy, các đơn vị thi công đã thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Theo Bộ GTVT, trước khi dự án triển khai xây dựng, tại vị trí cống ngang đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ở km25+419, tư vấn đã khảo sát mực nước lũ cao nhất lịch sử là vào năm 1992, trong đó tại vị trí cống với cao độ là 43,14m. Nhưng thời điểm xảy ra ngập, nước sông Phan và lượng mưa chưa đạt đỉnh lũ 1992 nhưng khu vực cống lại vượt độ cao lên đến 45,23m, tức cao hơn đỉnh lũ. Đây được xem là yếu tố bất thường cần phải nghiên cứu, đưa ra giải pháp.

Tuy nhiên, Bộ GTVT thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân gây ngập cao tốc có lỗi của tư vấn, bởi việc tính toán cao độ thiết kế theo tần suất 1% tại vị trí cống mà chưa xét đến mực nước dềnh; chưa lường hết việc thu hẹp dòng chảy phía hạ lưu cống dẫn đến dềnh ứ nước cục bộ. Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu tư vấn chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục sự cố trên.

Từ các phân tích trên, Bộ GTVT đưa ra giải pháp trước mắt là yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với địa phương tổ chức thanh thải các chướng ngại vật lòng sông từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan. Mục đích tăng khả năng thoát nước và hạ thấp cao độ mực nước trên sông Phan qua đoạn này, giảm ảnh hưởng nước dềnh lên khu vực công trình, hoàn thành trong tháng 8.

Về lâu dài, ngoài việc thanh thải dòng chảy cần lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên ngành độc lập đủ năng lực để khảo sát, tính toán, xây dựng mô hình toán cho toàn bộ khu vực. Từ đó, xác định mực nước tương ứng với tần suất thiết kế của dự án, hoàn thành trong tháng 8.

Căn cứ cao độ mực nước sau khi thanh thải lòng sông, suối đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Bộ GTVT trong tháng 9.2023; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị để xử lý theo đúng quy định hợp đồng, bao gồm các chi phí khắc phục do lỗi của các bên liên quan.

Bộ GTVT cũng xem đây là bài học kinh nghiệm và đã chỉ đạo các ban quản lý dự án, chủ đầu tư rà soát các dự án đang triển khai mà có địa chất, thủy văn phức tạp.

Trước đó, từ ngày 27 - 29.7 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận liên tục có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt trong đêm 28.7, mưa liên tục với lượng mưa rất lớn, đến khoảng 4 giờ 30 phút ngày 29.7 đã xảy ra ngập nước tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân) tại lý trình Km25+419 phạm vi 100m, điểm sâu nhất chiều cao khoảng 70cm, các phương tiện không thể lưu thông được theo cả hai chiều.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
19 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GTVT báo cáo Chính phủ hướng khắc phục ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây