Trong tuần qua, Bộ GTVT liên tục đốc thúc các bên liên quan nhanh chóng đẩy manh tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam ở địa phận tỉnh Bình Thuận.

Bộ GTVT đề nghị Bình Thuận giải quyết dứt điểm tồn tại để đẩy nhanh dự án cao tốc Bắc - Nam

| 16/10/2022, 17:39

Trong tuần qua, Bộ GTVT liên tục đốc thúc các bên liên quan nhanh chóng đẩy manh tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam ở địa phận tỉnh Bình Thuận.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy vừa ký văn bản đề nghị các cấp chức năng tỉnh Bình Thuận giải quyết dứt điểm tồn tại về giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Báo Giao thông trích văn bản nêu rõ: "Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang được Chính phủ, Bộ GTVT quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công để thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban QLDA 7 và Ban QLDA Thăng Long, đến nay công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chưa hoàn thành.

Cụ thể, dự án đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết còn 14 vị trí đường điện cao thế. Trong đó, vị trí tại Km138+850 ảnh hưởng an toàn thi công.

Dự án đoạn Phan Thiết - Dầu Giây còn 5 vị trí đường điện. Trong đó, có 1 vị trí đường điện cao thế tại Km30 nằm trong mặt bằng xây dựng đường cao tốc và 1 trụ điện hạ thế nằm trong mặt bằng xây dựng mở rộng tuyến nối QL1 làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, cũng như đảm bảo an toàn khi đưa vào khai thác.

Để đảm bảo thi công hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch, Bộ GTVT đề nghị Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương khẩn trương thực hiện di dời công trình hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác thi công hoàn thành trước ngày 20.10.2022 và các công trình còn lại hoàn thành trước 30.10.2022".

Tuần qua, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cũng đã ký hai văn bản gửi Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDA 7 về việc đảm bảo tiến độ, chất lượng các gói thầu xây lắp thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.

Đối với dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, để đảm bảo thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào 31.12.2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 7, lãnh đạo cấp cao của các nhà thầu ký biên bản cam kết các mốc tiến độ hoàn thành.

Đặc biệt là Tổng công ty cổ phần Xây dựng công trình Thăng Long tại gói thầu XL01, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi tại gói thầu XL02, Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) tại gói thầu XL03; Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C, Công ty cổ phần Xây dựng Cầu đường NewSun tại gói thầu XL04 đã ký biên bản cam kết các mốc tiến độ hoàn thành đến 30.10.2022.

Đối với dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây, để triển khai thi công đảm bảo thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào 31.12, Bộ GTVT cũng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long, lãnh đạo cấp cao của các nhà thầu ký biên bản cam kết về kế hoạch huy động, tổ chức chi tiết các mũi thi công cho từng hạng mục gắn với các mốc thời gian cụ thể, đặc biệt là mốc tiến độ các hạng mục đến ngày 15.10.2022 và 30.10.2022.

Trên cơ sở nội dung cam kết giữa các đơn vị, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của từng nhà thầu hàng ngày, hàng tuần.

Đến ngày 15.10.2022, các nhà thầu không thực hiện đảm bảo như cam kết, Ban Quản lý dự án 7 báo cáo Bộ GTVT để xem xét không cho tham gia thực hiện các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025.

Nếu đến 30.10.2022 tiếp tục không hoàn thành, Ban Quản lý dự án  thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng và tịch thu bảo lãnh theo đúng quy định, đồng thời báo cáo Bộ GTVT giải pháp thực hiện đối với các khối lượng còn lại, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GTVT đề nghị Bình Thuận giải quyết dứt điểm tồn tại để đẩy nhanh dự án cao tốc Bắc - Nam