Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 12.10, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều vấn đề về việc tàu khu trục của hải quân Mỹ di chuyển gần Hoàng Sa, Trường Sa, việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại đây, việc ngư dân Việt Nam bị Philippies bắn...

Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Campuchia tước giấy phép của công dân Việt Nam

Trí Lâm | 12/10/2017, 19:02

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 12.10, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều vấn đề về việc tàu khu trục của hải quân Mỹ di chuyển gần Hoàng Sa, Trường Sa, việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại đây, việc ngư dân Việt Nam bị Philippies bắn...

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tàu khu trục của Hải quân Mỹ ngày 10.10 di chuyển gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ:

"Với tư cách là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của mình theo đó tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam tiếp tục đề nghị các quốc gia có đóng góp xây dựng và tích cực trên cơ sở luật pháp quốc tế vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho hay Việt Nam hoan nghênh và tiếp tục đề nghị các quốc gia có đóng góp xây dựng tích cực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông.

Liên quan đến việc gần đây, Trung Quốc đang gia tăng hoạt động hải quân quanh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu quan điểm: Lập trường nhất quán và kiên định của Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bà Hằng nhấn mạnh: “Tất cả các hoạt động không được sự cho phép của Việt Nam đều bất hợp pháp và vô giá trị”.

Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin ngày 10.10, một tàu khu trục mang tên lửa của Mỹ đã tiến gần các hòn đảo mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp tại Biển Đông. Các quan chức Mỹ cho biết tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Chafee đã tiến hành hoạt động tuần tra trên biển bình thường gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng; các đảo nhỏ, rạn san hô và các bãi cạn mà Trung Quốc đang tranh chấp với các nước láng giềng trong khu vực. Tàu Chafee tuần tra gần nhưng không tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo như hoạt động hồi tháng 8 vừa qua của một tàu Mỹ khác.

Liên quan đến vụ Cảnh sát biển Philippines bắn chết 2 ngư dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, quan điểm của Việt Nam là phải đối xử nhân đạo với các ngư dân, không đe dọa và sử dụng vũ lực với các ngư dân.

“Chúng tôi yêu cầu Philippines phải khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm, sớm thông báo với phía Việt Nam kết quả chính thức. Philippines phải có hình thức xin lỗi phù hợp và bồi thường thiệt hại về tính mạng và tài sản của các ngư dân” - bà Hằng nhấn mạnh.

Cùng đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng ghi nhận những hợp tác cho tới nay của Philippines về vụ việc.

Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Campuchia tước giấy phép của công dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng, trên tinh thần đó, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt, như nêu tại Tuyên bố chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước thời gian qua, phù hợp với luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý của mình, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước”, bà Hằng nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác chuẩn bị Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: Đây là hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong Năm APEC 2017. Hiện nay, công tác tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất cho các sự kiện như: các khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm báo chí đã cơ bản hoàn tất sẵn sàng cho các hoạt động, các cuộc họp cũng như đón tiếp các đại biểu và báo chí.

Để đảm bảo cho các hoạt động của Tuần lễ cấp cao diễn ra thông suốt, trang trọng đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn thông lệ của APEC, có hiệu quả, tiết kiệm, cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã chủ trì sơ duyệt các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, đồng thời chỉ đạo các phương án tổ chức lễ tân, báo chí, hậu cần và các phương án dự phòng khác, các vấn đề an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà lãnh đạo, các đại biểu, các khách mời, báo chí, các tổ chức, cá nhân tham gia Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Thông tin về việc bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Việc xét xử hiện nay chưa kết thúc, Bộ Ngoại giao đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, các luật sư Malaysia để củng cố các lập luận, chứng cứ bào chữa cho Đoàn Thị Hương.”

Hoài Phong
Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
27 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Campuchia tước giấy phép của công dân Việt Nam