“Trong các trường hợp mà Bộ Nội vụ kiểm tra và xử lý, tôi rà từ trên xuống dưới, thấy có điệp khúc duy nhất là rút kinh nghiệm. Tình trạng này theo tôi là xử lý không nghiêm đối với cán bộ”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.

Bộ Nội vụ xử lý cán bộ có điệp khúc duy nhất là ‘rút kinh nghiệm’

Trí Lâm | 30/10/2018, 21:04

“Trong các trường hợp mà Bộ Nội vụ kiểm tra và xử lý, tôi rà từ trên xuống dưới, thấy có điệp khúc duy nhất là rút kinh nghiệm. Tình trạng này theo tôi là xử lý không nghiêm đối với cán bộ”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.

Điệp khúc “rút kinh nghiệm” của Bộ Nội vụ

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho biết đã nghiên cứu báo cáo tại kỳ họp thứ 4 mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ để gửi các đại biểu quốc hội.

“Trong các trường hợp mà Bộ Nội vụ kiểm tra và xử lý, tôi rà từ trên xuống dưới, thấy có điệp khúc duy nhất là rút kinh nghiệm. Tình trạng này theo tôi là xử lý không nghiêm đối với cán bộ”, ông Nhưỡngnói.

Ông Nhưỡng cũng chia sẻ, gần đâyrộ lên thông tin mà dư luậnrất bất bình về câu chuyện ở Thanh Hóa bổ nhiệm nguyên phó chủ tịch vào chức ủy viên trực Tổ trưởng tổ giúp việc về vấn đề quy hoạch đô thị và nhà ở. “Tôi đã có ý kiến và mọi người cho rằng đấy không làchức gì”.

Bên cạnh đó, gần dây ở Trà Vinh cũng xử lý cán bộ, cuối cùng chuyển sang Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp. “Người ta cảm giác xử lý bên trên rất nghiêm trọng nhưng bên dưới thì như tặng quà”.

“Tôi cho rằng như thế không nghiêm, cán bộ mà không có phẩm chất thì cần phải đưa ra khỏi bộ máy mà Đảng đang muốn làm trong sạch bộ máy này. Nếu xử lý như thế, tôi cho rằng đánh bùn sang ao, cử tri và nhân dân không tin tưởng”, ông Nhưỡng nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, từ tháng 7 đến nay, Tổ kiểm tra công vụ của Chính phủ đã thực hiện kiểm tra 12 đơn vị gồm 8 tỉnh, 4 bộ, ngành, địa phương.

Qua đánh giá của các địa phương và kết quả của tổ cũng chỉ ra được những vấn đề chấp hành chưa nghiêm các quy định nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và quy định pháp luật của nhà nước.

Theo đó, tổ sẽ kiểm tra lại theo kết quả kiểm tra trước đây, đồng thời kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, đề nghị đơn vị tự khắc phục những vấn đề đề bạt bổ nhiệm, tuyển dụng không đúng theo quy định pháp luật.

Cùng với đó là xem xét xử lý trách nhiệm các cơ quan đơn vị. Mục đích của tổ kiểm tra công vụ còn là tìm ra những điểm mà pháp luật hiện nay quy định chưa phù hợp trên cơ sở phản ánh của các địa phương.

Có lợi ích nhóm, bao che?

Trả lời chất vấn đại biểu chiều 30.10 về trật tự xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết tình trạng vi phạm trong hoạt động xây dựng vẫn còn diễn ra khá phổ biến và diễn biến phức tạp. Có một số vụ việc vi phạm chưa được phát hiện kịp thời, nếu được phát hiện rồi thì có một số vụ việc chưa được xử lý một cách dứt điểm, nghiêm minh.

Ví dụ, 9 tháng năm 2018 có đến 10.881 công trình vi phạm, trong đó không phép là 3.060, sai phép là 5.481 và các vi phạm khác là 2.340, mặc dù đã giảm bình quân khoảng 2-3% so với năm 2017 nhưng số lượng còn nhiều.

Theo ông Hà, một trong những nguyên nhân của tình hình trên là còn thiếu một số quy định pháp luật hoặc một số các quy định pháp luật đã có nhưng chưa đủ rõ dẫn tới các sai phạm.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về hoạt động xây dựng của một số chủ thể tham gia như các nhà thầu, các chủ đầu tư, thậm chí cơ quan quản lý nhà nước rồi một bộ phận nhân dân còn chưa tốt; công tác kiểm tra, phát hiện sớm vi phạm ngay từ lúc đầu và xử lý các vi phạm chưa dứt điểm, nghiêm minh.

Tranh luận lại, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho hay, vừa rồi báo chí và cử tri phản ánh rất nhiều về một số công trình xây dựng trái phép, đặc biệt là tập đoàn Mường Thanh.

“Nếu chúng ta tra Google những công trìnhxây dựng trái phép thì thấy nổi lên rất nhiều, trong đó là những dự án của Tập đoàn Mường Thanh, rồi tòa nhà 8B Lê Trực, rồi những công trình xây dựng trái phép ở Sóc Sơn”, ông Nghĩa nói.

“Tất nhiên vi phạm thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm, trách nhiệm trước hết là ở họ. Nhưng về phía quản lý nhà nước, tôi xin lưu ý là Bộ trưởng có 63 sở xây dựng tại 63 tỉnh thành.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, về mặt quản lý ngành dọc là Bộ Xây dựng, còn ngành ngang tất nhiên trực thuộc địa phương. Chưa kể ở các quận, huyện và kể cả cấp xã cũng đều có cán bộ lo về xây dựng. Nếu có vấn đề giữa địa phương và Trung ương, nếu có những địa phương quá lỏng lẻo và quá thiếu trách nhiệm thì Bộ trưởng đã làm gì, đã phản ánh với Thủ tướng chưa?

“Một loạt các công trình xây dựng như thế và còn nhiều nữa vẫn đang tồn tại,gây bức xúc rất lớn cho nhân dân và làm mất niềm tin trong nhân dân đối với việc quản lý nhà nước trong việc xây dựng. Người ta cho rằng có thể có vấn đề nhóm lợi ích, có thể có vấn đề bao che gì ở đây. Tôi thấy chưa hài lòng về trả lời vừa rồi của Bộ trưởng”, ông Nghĩa nói.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói về trách nhiệm của Bộ Xây dựng thì trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã làm rất nhiều việc.

Cụ thể là phải hoàn thiện thể chế, quy định của pháp luật, Bộ Xây dựng đã được giao và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số luật liên quan như sửa đổi 4 luật về xây dựng, nhà ở, quy hoạch đô thị, kinh doanh bất động sản, đang xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Kiến trúc…

Trong năm 2017 - 2018 Bộ Xây dựng đã tiến hành tổng kiểm tra trên toàn quốc về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng quy hoạch đô thị và cấp phép xây dựng ở một số đô thị.

Hàng năm, Bộ đã thực hiện khoảng 80-90 cuộc thanh tra với khoảng gần 200 công trình. Thông qua đó, đã xử lý vi phạm cũng như rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác thể chế.

“Tôi xin nhắc lại là chúng tôi chịu trách nhiệm về những hạn chế, tồn tại trong công việc quản lý nhà nước của mình. Chúng tôi hết sức cố gắng, nỗ lực và xin hứa là tiếp tục nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tôi chỉ hứa, chỉ cam kết những việc gì đủ căn cứ và chỉ do tôi quyết định thôi”, Bộ trưởng Hà nói.

Lam Thanh
Bài liên quan
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội xử lý việc 'thổi giá' chung cư
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Nội vụ xử lý cán bộ có điệp khúc duy nhất là ‘rút kinh nghiệm’