Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu việc khám xét nhà phải thực hiện đúng luật, đúng thời gian và đề nghị Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước những quy định nào chưa hợp lý thì cần sửa lại.
Chiều 30.10, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ.
Làm đúng luật, nhưng phải hợp tình, hợp lý
Đề cập tới vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biếtngày 30.1, Công an TP Cần Thơ bắt quả tang ông Lê Hồng Lực - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thảo Lực có hành vi mua 100 USD của ông Nguyễn Cà Rê không có giấy phép.
Sau đó, công an thành phố tiến hành khám xét nơi cất giấu tang vật, tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm kim loại màu vàng, màu trắng, đá hột và một số tang vật khác. Ông Lực là chủ nhà không trình được giấy tờ chứngminh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, không có giấy phép mua bán ngoại tệ
Theo Bộ trưởng, Công an TP.Cần Thơ có đủ căn cứ chứng minh vi phạm hành chính và UBND TP Cần Thơ đã quyết định xử phạt ông Lực. Hiện công ty và ông Lực đã thi hành xong quyết định xử phạt hành chính, không có khiếu nại gì.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu việc khám xét nhà phải thực hiện đúng luật, đúng thời gian. “Vấn đề này báo chí và dư luận rất quan tâm. Tôi đề nghị Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đúng luật, còn những quy định nào chưa hợp lý thì cần sửa lại cho dân nhờ”.
Đất đai là máu, nước mắt của dân
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng đất đai không chỉ là nguồn lực vật chất mà còn là chủ quyền quốc gia, máu và nước mắt của nhân dân, vậy đâu là giải pháp lập lại kỷ cương quản lý đất đai?
“Hiện nay các công trình xây dựng trái phép không phép, điển hình là vụ 8B Lê Trực như thách thức sự kiên nhẫn của cử tri, Bộ trưởng Xây dựng có cam kết không để xảy ra những vụ việc tương tự? Và cho biết lộ trình giải quyết vi phạm nhà ở, chung cư cao tầng hiện nay?”, đại biểuHồng nói.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, trong năm 2016 và2017, ngành tài nguyên có hơn 1.000 cuộc thanh tra, tập trung vào các dự án, khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo. Ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật, thanh kiểm tra tăng cường vai trò trách nhiệm. Gần 3.000 đối tượng bị thanh, kiểm tra thu hồi gần 10.000 ha đất sử dụng trái phép hoặc không hiệuquả.
Tuy nhiên, cần phải quyết liệt hơn trong vấn đề này, ban hành các chính sách mới, hoàn thiện luật đất đai, nâng cao công tác quy hoạch, quản lý, trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, bình quân 3 năm 2016-2018, số vụ vi phạm hoạt động xây dựng giảm trung bình 13,2%. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm còn khá phổ biến, diễn biến phức tạp. 9 tháng qua có 10.881 công trình vi phạm, không phép là 3.060, sai phép 5.481, các vi phạm khác là 2.840.
Giải pháp trong thười gian tới, trước tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động xây dựng và quy định về xử phạt hành chính. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, xử lý vi phạm, tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý sau sai phạm.
“Về phần Bộ Xây dựng, tôi với tư cách Bộ trưởng hứa làm hết mình, tập trung cao độ hoàn thiện thể chế, sửa đổi hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, cùng các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra”, ông Hà hứa.Tuy nhiên, vịBộ trưởng nàykhông dám cam kết thời điểm chấm dứt vi phạm.
Tiếp tục tranh luận, theo đại biểuNguyễn Thanh Hồng, vấn đề lớn nhất là kỷ cương, kỷ luật. Tình trạng vi phạm quy hoạch, thất thoát tài sản rất lớn ở giá đất. Báo cáo của Bộ là do chính sách, cơ chế là không đúng.
“Nếu địa phương nào đấy, lãnh đạo nào đấy có quyền quyết định đấu thầu, chuyển đổi mục đích có tâm vì nhân dân thì không thể để xảy ra vụ việc như thế được”, đại biểuHồng nói.
Theo ông Hồng, các đoàn thanh tra của Bộ TN-MT cũng đến địa phương cũng chỉ rút kinh nghiệm, không chỉ ra các sai phạm, và xử lý trách nhiệm bất cứ cá nhân nào. Ông cho rằngBộ trưởng phải có giải pháp kịp thời trong đấu thầu, chuyển đổi hiện nay.
Nghệ An xả lũ gây thiệt hại nhưng... đúng quy định (!)
Đại biểuNguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho biết ở Nghệ An có nơi 1 km có 3 nhà máy thủy điện, có cả thủy điện trữ nước bên nước bạn. Cử tri nghệ An đề nghị dừng 6 nhà máy đang quy hoạch. Bên cạnh đó, có nhiều bản của người dân có nhà máy thủy điện nhưng dân vẫn không có điện dùng. Đồng thời, có nhà máy thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho người dân, người dân đề nghị phải đền.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anhcho biết đã rà soát các quy hoạch thủy điện nhỏ các địa phương. Riêng năm 2014, Nghệ An đã rà soát và đưa ra khỏi danh sách 23 dự án thủy điện. Đến nay Nghệ An còn 42 dự án. 6 dự án đại biểu nêu trên các sông Cả, Nậm Hà… đã được đưa ra khỏi danh sách.
Về việc cung cấp điện lưới cho một số thôn bản chưa có điện tại Nghệ An, Bộ Công Thương đã được đưa vào chương trình của Chính phủ, cấp điện theo chương trình vốn đầu tư công trung hạn.
Trong số 233 thôn, bản trên cả nước, tập trung vào 188 thôn khó khăn nhất để đầu tư vào năm 2019. Còn số khác, chính phủ sẽ đàm phán với các nhà tài trợ quốc tế, tiến tới năm 2019 sẽ ký kết được hợp đồng tín dụng. Và đến 2020, dự kiến sẽ cấp điện được cho các địa phương.
Liên quan tới việc xả lũ thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) vừa qua, ông Trần Tuấn Anh cho biết mùa mưa lũ 2018 là " lịch sử” với 4 cơn lũ liên tiếp, trong đó có 2 trận lũ tương đương tần suất 2% (trung bình 50 năm mới xảy ra 1 lần).
Tính riêng trong tháng 8, lưu lượng nước về hồ trung bình tháng là 1.321 m3/s. Có thể nói đây là giá trị lưu lượng trung bình tháng lịch sử, bởi vì lưu lượng trung bình tháng 8 tần suất 1% chỉ là 594 m3/s.
Việc xả lũ khoảng 3 tỉ m3 nước, gấp 10 lần dung tích phòng lũ về hạ du, đã gây thiệt hại nặng nề tới địa phương hạ lưu. Tuy nhiên, việc xả lũ đều đúng quy trình, không sai phạm. Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có hỗ trợ, đền bù thiệt hại cho người dân địa phương.
2/12 dự án thua lỗ nghìn tỉ đã có lãi
Trả lời về xử lý 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, có 2 dự án đã khôi phục sản xuất kinh doanh và bắt đầu có lãi là DAP Hải Phòng và Thép Việt Trung. Hai nhà máy này đã đạt tiêu chí để báo cáo Quốc hội đưa ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ.
Ba dự án dừng sản xuất, trong đó có Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (PVTex) đã vận hành trở lại 3 dây chuyền và cuối tháng 11.2018 sẽ vận hành cả 11 dây chuyền, là điều kiện bước đầu để cơ cấu hoặc thoái vốn. Dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất đã bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường. Các dự án còn lại như Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP Lào Cai đã giảm bớt lỗ. Tuy nhiên, các dự án do số nợ, lãi suất phải trả còn cao, nên vẫn tiếp tục phải tái cơ cấu.
Riêng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, vốn Nhà nước dưới 30%, còn lại là vốn tư nhân.Đáng nói là quá trình đầu tư có sai phạm và sẽ phải xem xét có thể cho phá sản. Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 tương đối phức tạp khi có tranh chấp với tổng thầu EPC (Trung Quốc). Các bên liên quan đang quyết liệt đàm phán với đối tác và đẩy nhanh thoái vốn của Tổng công ty Gang thép Thái Nguyên.
Bộ trưởng cho biết mục tiêu năm 2020 cơ bản xử lý xong số dự án này. Tuy nhiên, sức khỏe của các dự án vẫn phụ thuộc vào thị trường.
Bộ trưởng Công Thương cũng khẳng định, quá trình xử lý các dự án này phải xem xét, xử lý trách nhiệm trước pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan. 12 dự án đã thanh tra, trong đó 6 dự án kiểm toán nhằm đánh giá thiệt hại, 4 dự án đang chuyển cơ quan điều tra và 2 dự án đã khởi tố hình sự.
Lam Thanh