Nhắc lại vụ cô giáo Mai Thị Yến tử nạn trên đường trở lại trường mầm non ở Hà Giang, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói điều này cho thấy khó khăn chồng chất đối với giáo viên cắm bản, công tác tại vùng sâu, vùng xa.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Ngành giáo dục gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên miền núi

Dạ Thảo | 08/05/2023, 18:05

Nhắc lại vụ cô giáo Mai Thị Yến tử nạn trên đường trở lại trường mầm non ở Hà Giang, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói điều này cho thấy khó khăn chồng chất đối với giáo viên cắm bản, công tác tại vùng sâu, vùng xa.

Sự việc cô Mai Thị Yến - giáo viên cắm bản tại Trường mầm non xã Đường Thượng (Yên Minh, Hà Giang) tử nạn ngày 3.5 khi trên đường trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ khiến nhiều người vô cùng xót xa, thương tiếc. Được biết, cô Yến quê ở huyện Bắc Quang (Hà Giang), tình nguyện lên điểm trường khó khăn tại huyện Yên Minh để cắm bản và dạy học từ năm 2010 cho đến nay.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết tình trạng thiếu giáo viên tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên đang phổ biến. Sự việc cô Yến tử nạn khi công tác ở vùng núi càng cho thấy khó khăn chồng chất đối với giáo viên cắm bản.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, đây cũng chính là vấn đề ngành giáo dục và địa phương tích cực tháo gỡ, không những bảo đảm đủ mà phải nâng cao chất lượng giáo viên để đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Giải pháp con em đồng bào dân tộc được đào tạo về sư phạm để quay về địa phương làm giáo viên được ngành giáo dục khuyến khích. Với hệ thống trường dân tộc nội trú, trường dự bị dân tộc bồi dưỡng cho con em đồng bào dân tộc đủ điều kiện thi vào đại học. Năm 2022 vừa qua, các địa phương đã đặt hàng 268 chỉ tiêu cử tuyển, tuy nhiên con số này còn khiêm tốn.

cam.jpg
Mẹ của thầy giáo Nguyễn Đại Đình Nam đã đề xuất Công đoàn Giáo dục Việt Nam nguyện vọng được chuyển công tác cho con về gần nhà, để tiện chăm sóc con nhỏ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận thực tế nhiều chỉ tiêu cử tuyển đi học nhưng không về quê hương công tác. Một số trở về nhưng lại gặp vướng mắc khó khăn trong tuyển dụng. Việc phân bổ chỉ tiêu và tuyển dụng giáo viên là trách nhiệm của ngành nội vụ; thực tế các địa phương vừa tuyển dụng, vừa thực hiện tinh giản biên chế trong khi tại các địa phương miền núi có đến 80% công chức, viên chức là giáo viên.

"Thiếu chưa được bù nhưng lại tiếp tục phải cắt giảm khiến cho việc bố trí giáo viên tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa càng khó khăn hơn", ông Sơn chia sẻ.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng mong các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để đường đến trường, lớp của các thầy cô và học sinh ở những địa bàn khó khăn ngày càng bớt gian nan, vất vả.

Hiện nay, công đoàn ngành giáo dục đang đề nghị các đơn vị chức năng tạo điều kiện để thầy giáo Nguyễn Đại Đình Nam được chuyển công tác về 1 trường Tiểu học tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (nơi gia đình thầy đang sinh sống) để phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh gia đình, thuận lợi chăm sóc hai con nhỏ khi vợ thầy không còn nữa.

"Việc tạo điều kiện, giúp đỡ của các đồng chí thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới gia cảnh đặc biệt của 1 công dân, đồng thời thể hiện sự ghi nhận những đóng góp thầm lặng nhưng rất vinh quang của đội ngũ nhà giáo đã và đang công tác tại những vùng khó khăn, với những hy sinh thầm lặng của họ cho xã hội, cho đất nước", văn bản của Công đoàn giáo dục Việt Nam nêu rõ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Ngành giáo dục gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên miền núi