Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói rằng có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Có người cố tình chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc

Nam Phong | 06/06/2018, 15:07

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói rằng có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác...

>>Thủ tướng: Giao đất, cho thuê đất không phải vấn đề mấu chốt của Dự thảo Luật Đặc khu!

>>Cho thuê đất đặc khu 99 năm chỉ lợi cho đại gia bất động sản

>>Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu QH có Nghị quyết quản lý đất đai ở 3 đặc khu thì rất tốt

Có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại

Sáng nay 6.6, bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu) về việccó nhiều ý kiến về đặc khu,Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã nói rất nhiều, tôi cũng đã nói nhiều lần, còn quyền quyết định thuộc về Quốc hội".

Nói về việc trong thời gian quadư luận gắn với yếu tố Trung Quốc tại các đặc khu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: "Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc ở trong đó hết".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng: "Chỉ có những cái họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác".

Bộ trưởngKH-ĐT bình luận: "Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe".

Trong khi phát biểu trước đó (23.5) tại Quốc hội, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cónhấn mạnh đến một trong những quy định cụ thể trong dự án luật mới, đó là lãnh thổ 3 đặc khu đều liên quan tới biển đảo, chủ quyền trên biển: Vân Đồn tới Hải Nam (Trung Quốc) chỉ cách 200 hải lý, Vịnh Vân Phong rất gần Trường Sa nên phải tuân theo luật biên giới, luật biển và tài nguyên nước.

Còn nói vềviệc Ban soạn thảo có đề nghị rà soát các ý kiến mà dư luận đang đặc biệt quan tâmhay không, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng vòng 1, Ban soạn thảo trình, vòng 2 là do cơ quan thẩm tra của Quốc hội. "Cơ quan soạn thảo hiện naykhông có quyền, chỉ lắng nghe và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thế nào thì làm theo",ông Dũng nói.

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng tiếp tục cho rằng: "Mọi người đang hiểu sai và có người cố tình hiểu sai. Cái đúng thì các cơ quan phải cầu thị lắng nghe, tiếp thu chỉnh sửa. Cái gì chưa rõ thì giải trình, giải thích. Còn có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn chứng:"Năm 1988, ông Đặng Tiểu Bình đã nói ở Thẩm Quyến, cũng lúc ấy có nhiều ý kiến, ông Đặng Tiểu Bình nói: "Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa". Năm 1992 lại dấy lên trào lưu có ý kiến, ông Đặng Tiểu Bình lại nói câu trên. Và bây giờ câu đó được khắc trên bia đá ở Thẩm Quyến".

Bộ trưởng Dũng nói thêm: "Cái gì hay mình phải học, bất kểlà ai.Trung Quốc hay mình cũng phải học Trung Quốc. Chúng ta có chủ quyền, có độc lập, có trí tuệ thì sao cái gì cũng sợ. Phải chú ý lắng nghe nhưng đừng có quá sợ. Nhiều nước không muốn mình phát triển, người ta không muốn mình đổi mới, cải cách hay phát triển".

Làm thận trọng là đúng nhưng không vì thế mà không làm

Nói về việc đặc khu là cần thiết nhưng có nhiều ý kiến quan ngại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: "Tại sao không hiểu theo cách quan ngại luật chưa đủ hấp dẫn để thành công. Làm thế nào để Luật ra đời thành công, chứ đừng nghĩ làm thế nào để đỡ sợ. Tôi rất tâm huyết, trân trọng lắng nghe ý kiến của mọi người, tiếp thu.Ví dụ vấn đề làm thế nào để quy định không tạo kẽ hở. Còn đẩy theo chiều hướng sợ thế này thế kia thì không đúng, mắc mưu của người ta, người ta muốn mình cứ loay hoay thế mãi mà không bứt lên được".

Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: "Mình phải mạnh dạn làm đi, cái gì cần chặt chẽ thì thiết kế cho chặt chẽ, làm thận trọng là đúng nhưng không vì thế mà không làm".

Nói về phương án cho thuê đất 99 năm trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết điều này do Ủy ban Thường vụ QH. "Nếu có thể thì thiết kế điều kiện chặt chẽ hơn. Thế nào là đặc biệt, thế nào là thật đặc biệt, thế nào mới được phép. Thứ hai là quy trình chặt chẽ và thẩm quyền phải cao hơn", ông Dũng cho hay.

Về ý kiến cho rằng quan trọng nhất là thể chế, môi trường kinh doanh để nhà đầu tư thành công nhưng thiết kế thiên về ưu đãi hơn, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho rằng: "Đừng nói thế. Thể chế và môi trường là quan trọng nhất. Trong 85 điều thì có 25 điều giải quyết câu chuyện đó chứ không phải vấn đề ưu đãi. Ưu đãi phải có nhưng ở mức hợp lý, và đã điều chỉnh giảm rất nhiều, giờ gần như xuống không có gì nữa rồi. Đã giảm rất hợp lý rồi, vẫn đi theo hướng tạo môi trường, thể chế thuận lợi".

Về việc có nên thí điểm với một nơi trước hay không, Bộ trưởng Dũng cho rằng "cái này tôi không có quyền". "Điều này phải khách quan, công tâm, bình tĩnh, trí tuệ, bản lĩnh, không nên dẫn dắt sai dư luận, không thì về sau có lỗi với lịch sử" - Bộ trưởng bày tỏ.

Về ý kiến đại biểu Quốc hội cảnh báo không đánh đổi quốc phòng, an ninh với kinh tế, Bộ trưởng KH-ĐT nói: "Có ai đánh đổi không? Trong thiết kế Luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng, an ninh lấy kinh tế, không có điều nào nói về điều đó. Đó là nguyên tắc số 1 khi thiết kế Luật này, nguyên tắc số 1 phải đảm bảo quốc phòng, an ninh".

Với quan điểm cho rằng khi dành nhiều ưu đãi sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa từngcho rằng nói như thế thì chỉ đúng một nửa, vì có những nhà đầu tư họ đến, đi chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế, nhưng có nơi lại cần tài nguyên, lãnh thổ nước khác. Họ di dân tới tìm mọi cách ở lại, chi phối chính trị, an ninh quốc phòng, đã có ví dụ nhãn tiền, nên luật phải thiết kế chỉ mở cửa cho bạn bè chứ không phải mời cướp vào nhà. Còn nếu kẻ cướp giả làm bạn tốt thì phải có chế tài.

Dự luật hiện dành nhiều ưu đãi khá dễ dãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó cần rà soát chặt chẽ nhà đầu tư chiến lược, để đặc khu thu hút nhà đầu tư công nghệ cao lựa chọn đặc khu chứ không chỉ thu hút các nhà đầu tư bất động sản, casino, ông Nghĩa góp ý.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Có người cố tình chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc