Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, muốn tái cơ cấu cần phải có những giải pháp quyết liệt. Tuy nhiên, sự quyết liệt lại có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cục bộ của một số bộ ngành, địa phương liên quan nên nguy cơ bị trì hoãn, không quyết liệt, không thực chất là rất lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Tái cơ cấu kinh tế có thể bị trì hoãn bởi lợi ích cục bộ’

Trí Lâm | 28/12/2016, 14:00

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, muốn tái cơ cấu cần phải có những giải pháp quyết liệt. Tuy nhiên, sự quyết liệt lại có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cục bộ của một số bộ ngành, địa phương liên quan nên nguy cơ bị trì hoãn, không quyết liệt, không thực chất là rất lớn.

Nhiều chỉ số môi trường kinh doanh chỉ ở mức trung bình

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương ngày 28.12,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tuybối cảnhtình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, biến động nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được không ít thành tựu.

Đó là xuất khẩu tăng khoảng 8%, xuất siêu 2-3 tỉ USD; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao kỷ lục với vốn thực hiện FDI đạt gần 15,8 tỉ USD (tăng 9% so cùng kỳ); lần đầu tiên có hơn 110.000 doanh nghiệp được thành lập mới; thu ngân sách đạt hiệu quả rất tốt…

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra không ít tồn tại, yếu kém trong năm qua khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ước đạt 6,21%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra. Nhiều ngành nhưkhai khoáng, nông nghiệp chậm tăng trưởng; vụ Formosa gây thiệt hại 0,3% GDP; nhiều dự án nghìn tỉ thua lỗ trầm trọng; còn nhiều sai phạm trong công tác cán bộ (vụ Trịnh Xuân Thanh); xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nêu ra, trong 10.205 nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương thì có 6.367 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn 5.265, quá hạn 1.102); chưa hoàn thành 3.838 (trong hạn 3.656, quá hạn 182); số nhiệm vụ quá hạn trong năm 2016 chỉ chiếm 2,82%, giảm 22,18% so với cùng kỳ năm trước.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương - Ảnh: VGP

Nêu ra những tồn tại, hạn chế đó, Thủ tướng yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, làm rõ những nguyên nhân yếu kém và quyết liệt xử lý, nhất là những vụ việc liên quan đến sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết một loạt chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Chỉ số tốt nhất đứng thứ 60 và có nhiều chỉ số đứng thứ 116-120. Để lọt được vào trung bình ASEAN-6, có tính cả Singapore, thì phải tiến tới thứ 56 quốc tế, còn nếu muốn lọt vào trung bình ASEAN-4 thì phải đứng thứ 43 trên thế giới. Nhiệm vụ này là hết sức khó khăn.

Phó thủ tướng nêu có tới 80% nhiệm vụ cần sự phối hợp liên ngành nên cần làm rõ phần việc, trách nhiệm của từng bộ, ngànhtrong từng chỉ tiêu, chỉ số về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nói về một số dấu hiệu tích cực, Phó thủ tướng cho biết: “Bộ Công Thương sau 2 năm tranh luận “vật vã” đã bãi bỏ được thủ tục kiểm tra hàm lượng Formaldehyttrong ngành dệt may và bãi bỏ việc xác định tờ khai hóa chất. Điều này giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng và cởi gánh nặng lớn cho doanh nghiệp.

Ông Vũ Đức Đam cũng nêu rằng, trước Indonesia cũng có nhiều yếu kém, tham nhũng, khó khăn nhưng hiện nay họ đang có những bước tiến hết sức mạnh mẽ trên bảng xếp hạng với tốc độ nhanh hơn Việt Nam rất nhiều. Do đó, các lãnh đạo cần phải thực sự quyết liệt, như thếkinh tế Việt Nam không chỉ phát triển hơn mà hình ảnh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư cũng được cải thiện.

Nguy cơ tái cơ cấu bị cản trở bởi lợi ích cục bộ

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế đã được triển khai thực hiện nhưng nhìn chung cơ cấu kinh tế vẫn chưa thay đổi. Hàng loạt mục tiêu về cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa đạt.

Bộ trưởng cho rằng có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có việc nhận thức, tầm nhìn của các ngành, địa phương chưa cao, có nơi còn bị ảnh hưởng bởilợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ…

Theo Bộ trưởng Dũng, cơ cấu lại nền kinh tế chủ yếu được thực hiện thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn lực, trên cơ sở giảm dần, xóa bỏ cách tiếp cận hành chính xin-cho, chuyển sang áp dụng nguyên tắc thị trường.Lấy khu vực kinh tế tư nhân làm động lực để tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế.

“Nền kinh tế cần phải có sự thay đổi, chuyển sang trạng thái mới để phát triển ở trình độ cao hơn. Tăng trưởng trong thời gian tới dựa trên nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh hướng tới phát triển nhanh và bền vững, không phát triển kinh tế bằng mọi giá, giữ gìn môi trường sinh thái” – Bộ trưởng Dũngnhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng cho rằngviệc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nếu chỉ dựa vào số lượng nguồn lực thì chưa đủ mà phải sử dụng hiệu quả nguồn lực, không tập trung vào việc huy động nguồn lực mà cần tập trung vào các giải pháp tái cơ cấu, trước nhất là hiệu quả đầu tư.

Ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnhchỉ có tái cơ cấu quyết liệt thì mới có thể hoàn thành được những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, những giải pháp quyết liệt trong việc tái cơ cấu có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cục bộ của một số bộ ngành, địa phương liên quan nên nguy cơ bị trì hoãn, không quyết liệt, không thực chất là rất lớn, làm chậm quá trình đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế.

“Đây là công việc không dễ, đòi hỏi phải đổi mới tư duy. Do đó, lãnh đạo các ngành, các cấp cần phải vượt qua được chính mình, vượt qua tư duy nhiệm kỳ, không ngại khó khăn vượt qua lợi ích cục bộ để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Các vị nói rất tốt, rất hay nhưng ai giám sát việc này?”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu từng bộ ngành, địa phương phải nhận thức đúng để tái cơ cấu cho tốt, đặc biệt là cổ phần hóa, đổi mới sáng tạo, tích tụ ruộng đất… Nếu không quyết tâm thì lại tiếp tục không có sự thay đổi.

Thủ tướng cũng cho rằngviệc vô trách nhiệm với công việc, vô cảm với dân, để thất thoát tài sản nhà nước thì đụng chạm hàng ngày, nên cần phải quán triệtchống hối lộ, sân trước, sân sau, chống sự trì trệ trong công việc được giao. Cán bộ phải tiên phong, gương mẫu.

“Các vị nói rất tốt, rất hay nhưng ai giám sát việc này?” – Thủ tướng nêu câu hỏi.

“Lần này Chính phủ làm gương, không nhận quà Tết, nghiêm cấm lãnh đạo địa phương về Hà Nội chúc Tết. Các lãnh đạo Chính phủ xuống địa phương thì đoàn xe đi đơn giản, việc đón tiếp cần giản dị hơn, cần tiết kiệm, gương mẫu, gần với dân hơn. Người dân họ rất chú ý chứ không phải không. Có gì cực đoan quá thì góp ý với Chính phủ”.

Thủ tướng cho rằng khâu yếu nhất của chúng ta là tổ chức thực hiện, vì vậy trong tháng 1.2017, các bộ ngành, địa phương phải ban hành kế hoạch hành động, có đơn vị, cơ quan chủ trì cụ thể. Thường xuyên kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch đã đề ra, chủ động xử lý hoặc đề xuất cấp trên để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Hoàng Lân
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
13 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Tái cơ cấu kinh tế có thể bị trì hoãn bởi lợi ích cục bộ’