Sáng 2.8, Bộ Y tế đã có công văn gửi các tỉnh về việc dừng phun hóa chất khử khuẩn ngoài trời diện rộng nhằm mục đích diệt COVID-19.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh dừng phun khử khuẩn ngoài trời diện rộng

Dạ Thảo - Ảnh: An Nhi | 02/08/2021, 12:52

Sáng 2.8, Bộ Y tế đã có công văn gửi các tỉnh về việc dừng phun hóa chất khử khuẩn ngoài trời diện rộng nhằm mục đích diệt COVID-19.

Theo đó, trước hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số địa phương áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại các nơi công cộng để phòng chống dịch. Tại một số địa điểm, cơ quan, tổ chức lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất diệt khuẩn vào người đứng trong buồng, một số đơn vị sử dụng máy phun hóa chất diệt khuẩn phun vào người cách ly, nhập cảnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa vi rút COVID-19. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC Mỹ) khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun. Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng chống dịch.

phun-khu-trung.jpg
Bộ Y tế yêu cầu không phun khử khuẩn ngoài trời, vào người do kém hiệu quả và ảnh hưởng sức khỏe

Mặt khác, WHO và CDC Mỹ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người. Để đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, Bộ Y tế (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19) đề nghị UBND cấp tỉnh thành chỉ đạo không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt vi rút COVID-19 tại những khu vực ngoài trời.

Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất.

Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25.3.2020 của Bộ Y tế.

Khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, phải sử dụng theo đúng liều lượng và phương pháp sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. "Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng chống dịch", công văn nêu rõ.

Trước đó, theo đại tá Từ Minh Sơn - Trưởng phòng Hóa học, Quân khu 7, hóa chất phun khử khuẩn đều sử dụng chất Cloramin B để pha phun khử khuẩn. Cloramin B có tác dụng tốt nhất khi phun trong thời tiết tốt, không mưa bởi mưa sẽ trôi rửa hết dung dịch, làm giảm khả năng diệt khuẩn. Sau khi phun, Cloramin B sẽ có tác dụng khử khuẩn trong vòng 3 đến 4 tiếng và sau 7 đến 10 ngày phun khử khuẩn lại thì môi trường sẽ được khử khuẩn tốt nhất. Tuy nhiên, không chỉ với Cloramin B mà với bất kỳ chất khử khuẩn hay dung dịch vệ sinh nào, tốt nhất mọi người đều nên rửa lại sạch sẽ sau khi dính hay sử dụng.

Bài liên quan
Bộ Y tế: Nhiều đơn vị đưa mỹ phẩm ra thị trường với địa chỉ, số điện thoại 'ma'
Một số doanh nghiệp đưa mỹ phẩm ra thị trường Việt Nam nhưng cơ quan chức năng không thể liên lạc được, vì doanh nghiệp cung cấp số điện thoại, địa chỉ “ma”, gây khó khăn cho công tác quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh dừng phun khử khuẩn ngoài trời diện rộng