Sáng 20.10, Bộ Y tế gửi công văn yêu cầu các địa phương cần thống nhất quy định phòng chống dịch trên cả nước, không quy định quá mức cần thiết khi có du khách tới địa phương.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó dịch bệnh

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 20/11/2021, 11:07

Sáng 20.10, Bộ Y tế gửi công văn yêu cầu các địa phương cần thống nhất quy định phòng chống dịch trên cả nước, không quy định quá mức cần thiết khi có du khách tới địa phương.

Bộ Y tế gửi công văn hỏa tốc đánh giá tình hình dịch bệnh trong thời gian qua, một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch sau nới lỏng giãn cách xã hội, gây nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và bùng phát ở bất cứ đâu, thời điểm nào. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, đồng bộ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn từ Bộ Y tế.

UBND các cấp cần thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn quốc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, không cục bộ, cát cứ, ban hành quy định vượt quá mức cần thiết. Các địa phương phải chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

chong-covid-5.jpg
Các địa phương phải chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn 

Ngoài ra, mỗi địa phương cần sẵn sàng thiết lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở. Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm, viêm phổi nặng, COVID-19, dựa vào sự kiện, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện.

Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ, các địa phương cần nhanh chóng truy vết, xét nghiệm. Bộ Y tế nhấn mạnh đây là yếu tố then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1. Các cơ sở khám, chữa bệnh tại địa phương phải nghiêm túc thực hiện phân luồng và quy trình khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân. Không chuyển lên tuyến trên đối với bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng để tránh quá tải và nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế. Bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất...

Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho nhóm từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền) ngay khi được phân bổ vắc xin. Các tỉnh thành phố cần đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng, tăng nhanh độ bao phủ mũi 1, mũi 2 và tiêm cho các em 12-17 tuổi.

Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương tăng cường kiểm soát mọi biến động dân cư, nắm chắc tình hình công dân khi ra vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp để có biện pháp quản lý phù hợp, khai báo y tế thường xuyên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó dịch bệnh