Dù gặp trăm ngàn vất vả nhưng những người nhặt rác ở bãi rác này vẫn sống với nhau bằng nghĩa tình, nhân ái và đặc biệt không tham lam dù nhiều lần nhặt được cả... một gia tài.

Bới rác nhặt được tiền, súng, hài nhi…

Một Thế Giới | 10/06/2015, 09:11

 Dù gặp trăm ngàn vất vả nhưng những người nhặt rác ở bãi rác này vẫn sống với nhau bằng nghĩa tình, nhân ái và đặc biệt không tham lam dù nhiều lần nhặt được cả... một gia tài.

Bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) có khoảng 150 lao động sinh sống bằng nghề nhặt rác. Phần lớn trong số họ đã mưu sinh trên bãi rác cả chục năm trời, có những gia đình cả bố mẹ, con cái đều sống bằng nghề nhặt rác.
Cả nhà sống trên bãi rác
Đưa bàn tay gầy guộc, lem luốc bới vào bãi rác, bà Nguyễn Thị Bảy (54 tuổi, ngụ phường Hòa Khánh Nam) cười hiền: “Hồi xưa bắt đầu mưu sinh bằng nghề nhặt chai bao ở các bãi rác dân sinh nhỏ, sau dần thấy bãi rác tập trung lớn hơn, một ngày mà lên đây thì nhặt được nhiều hơn nên bà con rủ nhau đi. Lâu dần rồi tôi cũng nhặt rác đã hơn 20 năm rồi chứ ít ỏi gì nữa”. Bà Bảy cũng có 2 người con gái cùng mưu sinh bằng nghề nhặt rác tại đây. Theo lời kể của bà, 2 người con gái cũng có đến trường nhưng rảnh rỗi lại theo mẹ nhặt rác. Riết rồi cuộc sống khó khăn khiến 2 cô con gái bám theo mẹ mưu sinh luôn bằng nghề nhặt rác. “Cũng chẳng phải xấu hổ gì với nghề này cả, mình lao động tay chân kiếm sống chân chính chứ chẳng ngửa tay xin tiền hay trộm cắp của ai cả. Một mình không đủ sức nuôi con nên tụi nhỏ mới nghỉ học đi nhặt rác. Bây giờ rút kinh nghiệm phải dồn sức cho mấy đứa cháu ngoại đi học” - bà Bảy tâm sự.
Chính vì thế mà mỗi ngày, thu nhập kiếm được từ bãi rác, bà Bảy chỉ trích một ít để mua thức ăn sống qua ngày, còn lại là bỏ tiết kiệm để dành phụ cho 2 con gái đóng tiền học cho cháu ngoại. “Mỗi ngày làm việc quần quật, tôi cũng kiếm được gần 100 ngàn đồng. Số tiền đó với người khác thì không nhiều nhưng với chúng tôi thì vô cùng quý giá. Nó được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu và nguy cơ bệnh tật. Biết thế nhưng bỏ nghề thì lấy gì mà bỏ vô miệng”, bà Bảy nói.
Không chỉ mỗi gia đình bà Bảy mà trên bãi rác Khánh Sơn còn có cả chục hộ gia đình cả nhà đi nhặt rác. Bà Nguyễn Thị Vui cũng có 2 người con gái cùng nhặt rác. Rồi 2 con của bà Vui cũng lấy chồng cùng ... nghề. “Tụi nó quen và yêu nhau trên bãi rác, lấy nhau rồi cũng đi lượm rác mưu sinh. “Đứa lớn đẻ con ra thấy cũng khỏe mạnh bình thường, con nhỏ đang có bầu cũng đi nhặt rác đó thôi” - bà Vui vô tư kể.
Theo lời bà Vui, những người nhặt rác ở Khánh Sơn đều không mang thiết bị bảo hộ. Ai nấy cũng tay chân trần đi trên bãi rác, cào bới để tìm nào chai nhựa, bao ni lông và thậm chí cả thức ăn thừa. Tất tần tật mọi thứ đựợc bỏ vào trong một bao to, khi đầy bao thì họ vác đi đến chỗ tập kết chờ có người thu mua đến cân, “Tụi tôi sống trên rác ăn cũng ở trên rác. Đây là nhà của chúng tôi bởi suốt ngày đều ở đây. Nhà chính chỉ là nơi để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mỏi mệt” bà Vui thổ lộ.
Bãi rác Khánh Sơn vào mùa nắng thì mùi hôi chịu không nổi, mùa mưa thì nước ngập chung với rác gây ô nhiễm vô cùng. Ấy vậy mà những người nhặt rác dường như ... “miễn nhiễm”! Giữa môi trường hôi thối khó chịu nhưng họ không mang khẩu trang, không đeo bao tay mà vẫn cần mẫn bới nhặt. Lần lượt những chiếc xe chở rác thì thành ho lên bãi, họ ùa nhau vào để nhặt trong trật tự, không tranh giành. “Tụi tui cùng phận nghèo nên ai cũng thương nhau”, bà Vui chia sẻ.
Nhặt được cả một gia tài và chuyện cảm động khó tin nhưng có thật
“Dù ít học và quanh năm kiểm nhặt "từng đồng từ bãi rác mà những người nhặt rác luôn sống với nhau rất nghĩa tình, nhân ái. Chưa bao giờ họ cãi cọ hay gây gổ nhau về chuyện nhặt rác cả mà luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau". Đó là nhận xét của ông Hà Văn Thái - Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bãi và xử lý chất thải Đà Nẵng (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng).
Theo lời kể của ông Thái, những người nhặt rác ở Khánh Sơn không ít lần phát hiện ra “của quý” như những bao tiền to, vàng hay giấy tờ nhà đất, sổ tiết kiệm... Vậy nhưng họ chưa từng một lần giữ lấy làm của riêng mà đều thông báo với xí nghiệp để gửi trả lại người đánh mất.
Mới đây, 3 người phụ nữ nhặt rác cùng cào ra được một bao ni lông to. “Thấy bao còn mới và nặng nên họ mở ra xem rồi phát hiện trong đó toàn tiền polymer mệnh giá 200 ngàn đồng trở lên. Tổng số tiền đếm được là hơn 200 triệu đồng, có lẽ đây là số tiền mà người nhặt rác có rnơ cũng không nghĩ mình có được. Tuy nhiên, ngay sau đó những người này đã báo cho xí nghiệp’ công an phường để trả lại người mất. Công an sau 3 tháng không tìm ra chủ nhân nên giao lại cho họ toàn quyền sử dụnq” ông Thái kể.
Cũng theọ lời kể của ông Thái thì bởi không tìm thấy chủ nhân của số tiền trên cơ quan chức năng đã giao lại tài sản khổng lồ đó cho ba người nhặt được. Và cũng bằng cách xử lý rất có nghĩa tình, 3 “phu rác” đó đã chia số tiền mà mình nhặt được cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình ở bãi rác. “Họ chỉ dành lại một phần nhỏ cho bản thân để mua sắm vài thứ gọi là mừng khi nhặt được của rơi”, ông Thái kể. Cũng theo ông Thái, ngay sau đó, dù có chút vốn lận lưng nhưng những người ấy vẫn như con ong, lầm lũi với nghề mà mình đã nhiều năm gắn bó.
Cũng theo ông Thái, ở bãi rác này, nhiều người đã lượm được các loại giấy tờ sổ sách quan trọng, có giá trị nhưng họ đều mang nộp cho bảo vệ xí nghiệp. Khi có người đến nhận và ngỏ ý muốn trả ơn thì họ đều từ chối. Không chỉ có tiền, bãi rác còn có cả vũ khí. Năm ngoái, ông Nguyễn Trung Sương (ngụ phường Hòa Khánh Nam) hoảng hốt khi lần mò trong mớ rác lại thấy một khẩu súng lục màu đen còn mới nguyên. Ngay lập tức, ông Sương đã mang cây súng này trình với lực lượng bảo vệ tại bãi rác Khánh Sơn để giao nộp cho cơ quan công an. Kết quả là ông Sương đã được công an phường trao giấy khen và tuyên dương trong kỳ họp bình xét cuối năm.
“Ở đây chúng tôi buồn nhất và đau lòng khi thỉnh thoảng nhặt được những đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn bị bố mẹ chúng vứt bỏ. Có lần tôi hoảng hồn khi nhặt được một thai nhi trong chiếc túi ni lông. Dù hoảng hồn nhưng rồi tôi cũng mang đi chôn cất đàng hoàng, âu đó cũng là cái nghĩa với đứa trẻ thiếu may mắn. Chúng tôi ở đây có cả một khu nghĩa trang cho mấy thai nhi nhặt được, bây giờ đã có hơn 100 ngôi mộ nhỏ”, bà Vui buồn bã nói.
Mong ngày tươi sáng
Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phó chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết trong nhiều năm nay, lãnh đạo địa phương cũng rất đau đầu tìm kế sách chuyển đổi ngành nghề cho những người nhặt rác. Theo bà Mai, phần lớn những người nhặt rác ở bãi rác Khánh Sơn đều có trình độ thấp và lớn tuổi nên khó tìm việc làm thích hợp. Tuy vậy nếụ cứ để họ tiếp tục nhặt rác thì hệ lụy sẽ khôn lường bởi nảy sinh những vấn đề như bệnh tật, tai nạn lao động...” - bà Mai nhận định.
Hiện tại, bãi rác Khánh Sơn có từ 100 - 150 người nhặt rác mưu sinh ở đây mỗi ngày. Ông Thái cho hay việc người dân vào bãi rác để mưu sinh lẽ ra là không được phép. “Bởi vì người dân vào nhặt rác tự do không có phương tiện bảo hộ dễ sinh bệnh tật. Nhưng chúng tôi không thể nào cấm vì họ nhặt rác để kiếm tiền. Ai nhặt rác ở đó đều nhớ mặt hết và họ cũng biết tôi. Nếu cấm đoán thì họ nài nỉ, van xin. Thôi thì biết làm sao được, chúng tôi chỉ biết bố trí xe rác sau khi đổ rà thì để thời gian khoảng 15 phút cho họ nhặt dễ dàng hơn” - ông Thái tâm sự.
Khâu giải quyết việc làm cho người nhặt rác ở Khánh Sơn luôn là câu hỏi chưa có lời đáp với lãnh đạo địa phương cũng như người quản lý bãi rác. “Phải tìm cho họ ngành nghề nào vừa phù hợp, vừa có thu nhập. Nhặt rác thì mỗi ngày họ bán ngay “chiến lợi phẩm” rồi thu tiền, ít cũng vài chục mà nhiều cũng được cả trăm ngàn đồng. Nguyện vọng của tôi là muốn thành phố đầu tư dây chuyền xử lý và phân loại rác. Đến khi đó có thể mình sẽ tận dụng người nhặt rác vào làm công đoạn thủ công trong phân loại để công việc của họ quy củ hơn và được bảo hộ lao động chứ không bấp bênh như bây giờ” - ông Thái nói.
Theo Hoàng Long/ Chuyện đời

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bới rác nhặt được tiền, súng, hài nhi…