5,1 tấn β-glucan (40% - 60%) và 10,2 tấn probiotic - đa enzyme đã được sản xuất có thể sử dụng cho 20.000 - 50.000 tấn thức ăn nuôi tôm.

Bước đột phá trong sản xuất thức ăn cho nuôi tôm công nghiệp

Thu Anh | 02/11/2019, 12:20

5,1 tấn β-glucan (40% - 60%) và 10,2 tấn probiotic - đa enzyme đã được sản xuất có thể sử dụng cho 20.000 - 50.000 tấn thức ăn nuôi tôm.

Với sự đầu tư và hỗ trợ của Dự án FIRST thuộc Bộ KH-CN, nhóm hợp tác nghiên cứu FIRST - BCC do Công ty cổ phần Hóa sinh Việt Nam (BCC) là thành viên đứng đầu đã nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thành công các loại chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm và các loại thủy hải sản nói chung.

Đây là kết quả của tiểu dự án “Nâng cấp và hoàn thiện công nghệ sản xuất β-glucan và probiotic - đa enzyme sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp thay thế kháng sinh và hóachất diệt khuẩn độc hại” thuộc Hợp phần 2.b.2 “Khoản tài trợ cho Nhóm hợp tác nghiên cứu về KH-CN và Đổi mới sáng tạo” của Dự ánFIRST.

Nhóm Hợp tác đã nâng cấp, hoàn thiện công nghệ và sản xuất β-glucan, probiotic - đa enzyme ở quy mô pilot đạt chất lượng tương đương với sản phẩm ngoại nhập với giá cạnh tranh; ngoài ra, nhóm cũng đã nghiên cứu và đưa ra 7 quy trình sản xuất mới.

Đặc biệt, dự án đã sản xuất được 5,1 tấn β-glucan (40% - 60%) và 10,2 tấn probiotic - đa enzyme có thể sử dụng cho 20.000 - 50.000 tấn thức ăn nuôi tôm. Thử nghiệm quy trình “Nuôi tôm sạch và bền vững - không sử dụng kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn độc hại” sử dụng các sản phẩm của dự án tại cơ sở nuôi tôm ở Hoằng Hóa - Thanh Hóa với kết quả đạt yêu cầu như trong cam kết với dự án.Hiện dự án đã thương mại hóa thành công các sản phẩm.

Theo ông Phạm Văn Diễn (nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH-CN, Cán bộ phụ trách Hợp phần 2b2), việc sử dụng các chế phẩm này trong quá trình nuôi tôm sẽ giúp kích thích miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường sức đề kháng cho tôm, nâng cao giá trị tôm nuôi.

Vì vậy, ông Diễn nhận định việc sử dụng các chế phẩm này sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Hơn nữa, đây là những sản phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật có ích, bằng công nghệ lên men, sử dụng nguồn phế phẩm là men bia, bã bia sẽ tận dụng được nguồn phế thải vốn đang rất dồi dào ở nước ta.

Nhóm hợp tác FIRST - BCC gồm BCC, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam), Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội)... đã thực hiện tiểu dự án nói trên từ tháng 3.2018 đến tháng 6.2019.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bước đột phá trong sản xuất thức ăn cho nuôi tôm công nghiệp