Sau khi Mỹ khởi xướng tẩy chay Olympic Bắc Kinh, các nước Úc, Anh rồi Canada hưởng ứng. New Zealand cũng từ chối cử quan chức tới Bắc Kinh.

Cả 5 nước trong Ngũ nhãn do Mỹ dẫn đầu đồng loạt tẩy chay Olympic Bắc Kinh

Anh Tú | 09/12/2021, 06:08

Sau khi Mỹ khởi xướng tẩy chay Olympic Bắc Kinh, các nước Úc, Anh rồi Canada hưởng ứng. New Zealand cũng từ chối cử quan chức tới Bắc Kinh.

Anh và Canada đã trở thành những quốc gia mới nhất tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, dự kiến ​​được tổ chức vào tháng 2.2022.

Như đã đưa tin hôm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ không có bộ trưởng nào tham dự Olympic 2022 do các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh phủ nhận mạnh mẽ.

Theo tin mới nhất, ngay rang sáng nay 9.12, Canada đã quyết định làm theo cũng với lý do quan ngại về nhân quyền.

Quyết định của Anh và Cananda được đưa ra sau những thông báo tương tự của Mỹ và Úc vào đầu tuần này.

Tuyên bố của Thủ tướng Anh Johnson được đưa ra sau khi cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith kêu gọi "tẩy chay ngoại giao" đối với sự kiện thể thao lớn này. Ông Johnson nói với các nghị sĩ rằng ông thường không ủng hộ "tẩy chay thể thao".

Tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói với các phóng viên rằng việc nước này tẩy chay sẽ không "gây bất ngờ cho Trung Quốc".

"Chúng tôi đã rất rõ ràng trong nhiều năm qua về những lo ngại sâu sắc của chúng tôi xung quanh các vi phạm nhân quyền".

Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), đã nói rằng, mặc dù ngày càng có nhiều cuộc tẩy chay chính trị, IOC hài lòng rằng các vận động viên vẫn có thể tham gia.

Ông Bach nói: “Sự hiện diện của các quan chức là một quyết định chính trị của mỗi chính phủ nên nguyên tắc trung lập của IOC sẽ được áp dụng.

Trong những năm gần đây, căng thẳng đã gia tăng giữa Trung Quốc và một số nước phương Tây, gây ra một số vấn đề ngoại giao.

Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc diệt chủng trong việc đàn áp thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số ở khu vực Tân Cương - một cáo buộc mà Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ.

Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc trở nên hỗn loạn sau vụ bắt giữ giám đốc điều hành hàng đầu của tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei là bà Mạnh Vạn Châu ở Canada vào năm 2018 theo yêu cầu của các quan chức Mỹ. Sau đó Bắc Kinh đã bắt giữ hai người Canada ở Trung Quốc. Cả ba đều được thả trên nguyên tác có qua có lại vào đầu năm nay nhưng căng thẳng giữa 2 nước chưa được giỡ bỏ

Trong khi đó, Úc ngày càng coi Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh trong bối cảnh có những cáo buộc rằng Bắc Kinh đã can thiệp vào chính trị và xã hội Úc. Việc Úc thành lập liên minh AUKUS cùng Anh và Mỹ thật sự khiến Bắc Kinh khó chịu và cho rằng Úc theo chân Mỹ chống lại Bắc Kinh

Tại cuộc họp thường kỳ ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân chỉ trích chính quyền Úc với những từ khá nặng nề vì tẩy chay Olympic. Ông Uông nói: Chúng tôi đã nhắc lại nhiều lần rằng Thế vận hội Olympic Mùa đông không phải là một sân khấu để lợi dụng và thao túng chính trị. Trung Quốc đã không mời bất kỳ quan chức chính phủ Úc nào tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Trên thực tế, không ai quan tâm đến việc họ có đến hay không, và việc các chính trị gia Úc mượn chính trị vì lợi ích ích kỷ không ảnh hưởng gì đến Thế vận hội do Bắc Kinh tổ chức thành công.

Tôi cần chỉ ra rằng Úc luôn có lý do để tìm lỗi với Trung Quốc và việc nước này không cử quan chức chính phủ đến Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vì cái gọi là vấn đề nhân quyền ở Tân Cương là một trường hợp khác. Hoạt động của Úc vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung lập chính trị được ghi trong Hiến chương Olympic, đi ngược lại phương châm của Olympic là “cùng nhau” và đứng về phía đối chọi với các vận động viên và người hâm mộ thể thao toàn cầu. Nó cũng hoàn toàn cho thấy sự thật rằng chính phủ Úc đã mù quáng theo dõi một số quốc gia nhất định đến mức thậm chí không thể nhầm lẫn giữa đúng và sai. Trung Quốc bày tỏ và kiên quyết phản đối hành động của phía Úc và đã đưa ra các cảnh báo nghiêm khắc với họ”.

Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng đưa ra phản ứng tương tự khi chính quyền Mỹ quyết định tẩy chay với Olympic 2022. Do vậy, sẽ không ngạc nhiên khi buổi họp báo chiều nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại có dịp chỉ trích quyết định của Anh và Canada. Riêng trường hợp của New Zealand thì hơi khó xử khi Wellington chơi bài không nói tẩy chay mà lại làm như tẩy chay.

New Zealand đã xác nhận họ sẽ không cử quan chức đến Bắc Kinh chủ yếu vì đại dịch coronavirus, nhưng họ cũng bày tỏ lo ngại về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng động thái của Wellington là đủ thấy họ hưởng ứng và làm theo hành động của các thành viên còn lại trong nhóm Ngũ nhãn, chỉ có điều là không nói ra mà thôi.

Theo Phó đại sứ Trung Quốc tại New Zealan là ông Wang Genhua, Úc đang theo chân Mỹ và nỗ lực của hai nước nhằm “khuấy động cuộc đối đầu ý thức hệ chống lại Trung Quốc”, đồng thời nói thêm rằng New Zealand chắc chắn sẽ làm theo “bởi vì New Zealand phải theo chân Úc”.

Ngoài nhóm Ngũ nhãn thì một đồng minh quan trọng khác của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản - cũng được cho là đang cân nhắc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội nhưng nhiều khả năng thì họ sẽ học theo New Zealand.

Riêng Hàn Quốc dù là đồng minh Mỹ nhưng không nhữ không tẩy chay mà còn gửi lời chúc. Ngày 7.12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Seoul ủng hộ một Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh thành công và hy vọng Thế vận hội có thể đóng góp vào hòa bình và ổn định của Đông Bắc Á và toàn thế giới cũng như sự phát triển của quan hệ liên Triều.

Được dịp, ông Uông Văn Bân phát biểu: Chúng tôi đã ghi nhận và hoan nghênh những nhận xét của Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc đã đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông Pyeongchang vào năm 2018 và sẽ tổ chức Thế vận hội thanh niên mùa đông Gangwon 2024. Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang hỗ trợ nhau đăng cai tổ chức Thế vận hội, điều này thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và phương thức của một đại gia đình Olympic.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả 5 nước trong Ngũ nhãn do Mỹ dẫn đầu đồng loạt tẩy chay Olympic Bắc Kinh