Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực, triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp kiểm soát xử lý dứt điểm các ổ dịch, khống chế không để dịch tả heo châu Phi lây lan trên diện rộng.

Cà Mau: Tăng cường biện pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi

Trúc Đào | 13/04/2022, 18:15

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực, triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp kiểm soát xử lý dứt điểm các ổ dịch, khống chế không để dịch tả heo châu Phi lây lan trên diện rộng.

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, tổng số heo bị tiêu hủy trên 2.550 con; tổng trọng lượng trên 164.720 kg. Chỉ tính riêng trong tháng 3 đã có 6 ổ dịch tả heo châu Phi phát sinh tại 3 huyện: Thới Bình, Phú Tân và Đầm Dơi. Hiện nay, có 17 xã của 5 huyện U Minh, Thới Bình, Phú Tân, Trần Văn Thời và Đầm Dơi có bệnh dịch tả heo châu Phi chưa qua 21 ngày.

Trong bối cảnh bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát, các địa phương có dịch đã nhanh chóng tiêu hủy toàn bộ heo mắc bệnh và thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ ổ dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm ra bên ngoài.

heo.jpg
Tiêu huỷ heo bệnh - Ảnh: Trúc Đào

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly heo nghi ngờ mắc bệnh để theo dõi, xử lý kịp thời. Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, phòng ngừa bệnh dịch tả heo châu Phi lây lan trên diện rộng.

Ông Nguyễn Văn Cưng, ngụ ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Nhà tôi nuôi 1 đàn heo hơn 10 con, mấy tháng nay nghe dịch tả heo châu Phi bùng phát tại một số nơi tôi rất lo lắng. Để phòng dịch tả heo châu Phi, tôi luôn chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rải vôi bột xung quanh chuồng, hạn chế người ra vào khu vực chuồng nuôi. Bên cạnh đó, tăng cường chăm sóc đàn heo có sức đề kháng tốt và thực hiện phun thuốc khử trùng chuồng trại theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã để phòng ngừa dịch theo khuyến cáo”.

Dịch tả heo châu Phi là bệnh dịch rất nguy hiểm đối với heo, vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, lây lan nhanh. Heo khi đã nhiễm vi rút tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc chữa trị. Mặt khác, thời tiết đang bước vào thời điểm giao mùa nên nguy cơ bùng phát và tái dịch rất cao.

Để chủ động phòng, tránh dịch tả heo châu Phi, ngành chuyên môn khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm, vì chúng có khả năng là nguồn mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Khi phát hiện heo nhiễm hoăc nghi ngờ nhiễm bệnh, cần lập tức báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, tuyệt đối không được vứt xác heo chết ra môi trường.

heo-1.jpg
Người nuôi nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh - Ảnh: Trúc Đào

Bên cạnh đó, không thực hiện mua bán, vận chuyển, tiêu thụ thịt heo nhiễm bệnh, chết, heo không rõ nguồn gốc. Người tiêu dùng nên tìm mua thịt heo có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ uy tín.

Ông Quách Minh Quốc, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau nhận định: “Năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, xuất hiện ổ dịch tại nhiều địa phương. Trước tình hình trên, ngành chức năng cũng khuyến cáo bà con không nên nóng vội tái đàn heo ở thời điểm này. Nếu hộ nào có heo giống mẹ đẻ ra thì nuôi; không nên mua heo giống nơi khác về để tái đàn vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần theo dõi sát diễn biến tình hình đàn heo nuôi và tuân thủ nghiêm các khuyến cáo hướng dẫn của ngành chức năng để phòng dịch. Tuyệt đối không giấu dịch, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền khi nào phát hiện heo, các sản phẩm heo nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Qua đó, góp phần phòng ngừa và hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát trên địa bàn”.

Bài liên quan
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Tăng cường biện pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi