Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết tính đến hết năm 2017, cả nước có 957 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành phố, và Hà Giang là tỉnh duy nhất chưa có siêu thị.

Cả nước chỉ còn Hà Giang chưa có siêu thị

tuyetnhung | 21/05/2018, 19:54

Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết tính đến hết năm 2017, cả nước có 957 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành phố, và Hà Giang là tỉnh duy nhất chưa có siêu thị.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết trong giai đoạn 2011- 2017, mức tăng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10%/năm, đạt 3.568,1 nghìn tỉ đồng vào năm 2016 và đạt 3.234,2 nghìn tỉ đồng vào năm 2017 (4 tháng đầu năm 2018, ước đạt 1.399,4 nghìn tỉ đồng, tăng 9,85% so với cùng kỳ 2017).

Tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn. Đa phần là các chợ hoạt động hiệu quả (97%) và thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ. Số lượng chợ đầu mối trên cả nước còn khiêm tốn với 83 chợ, chiếm 0,97%.

Cả nước có 957 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành phố, chỉ cònHà Giang là tỉnh cuối cùng chưa có siêu thị. Việt Nam cũng có 189 trung tâm thương mại tại 51/63 tỉnh, thành phố. Riêng 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ, số lượng siêu thị chiếm 47% và số lượng trung tâm thương mại chiếm 50% so với tổng số lượng siêu thị và trung tâm thương mại cả nước.

Ông Đông cho biết hiện ngành thương mại dịch vụ Việt Nam còn nhiều hạn chế như tăng trưởng chưa bền vững, dịch vụ hỗ trợ các hoạt động thương mại còn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, các hoạt động thương mại truyền thống chưa bắt kịp sự phát triển của thương mại điện tử, thương mại số hóa.

Hiện nay, người dân các tỉnhthành vẫn còn thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Do đó, trên thị trường xuất hiện những cửa hàng bán lẻ dưới dạng kinh doanh hộ gia đình, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đólà tín hiệu tích cực về khả năng nắm bắt thị trường của các nhà đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, để có được hướng đi bền vững như mục tiêu mà Chính phủ đề ra là đến năm 2020, ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam chiếm 40% thị trường đang đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các bên liên quan.

Trước sự lớn mạnh của các đơn vị theo mô hình kinh doanh có hệ thống, những cửa hàng tiện ích nhỏ lẻ đang đối mặt với nhiều thách thức. Giới chuyên gia đề xuất, việc liên kết thành chuỗi cửa hàng cũng là một hướng đi các cửa hàng nhỏ lẻ nên tính đến, cùng với đó cần đầu tư bài bản về công nghệ và cách quản lý...

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả nước chỉ còn Hà Giang chưa có siêu thị